Hạn chế y tế
(ANVI) – Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc đưa mặt sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung, khiến giá sữa tăng cao.
Theo đó, hàng loạt sản phẩm dành cho trẻ nhỏ đã thay đổi tên gọi từ sữa thành “Thức ăn bổ sung”, “Thực phẩm bổ sung”… Đổi tên gọi như vậy vì các sản phẩm này có lượng đạm sữa chỉ từ 11 – 12%, ngoài các vi chất, vitamin khác giúp cho trẻ tăng trưởng. Theo Bộ Y tế sản phẩm có lượng đạm sữa 34% mới gọi là sữa. Do vậy, Bộ Y tế đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý bình ổn giá đối với “sản phẩm không phải sữa” này.
Quy định trên là phi thực tế, đã loại các sản phẩm sữa dành cho trẻ em ra khỏi danh mục quản lý giá của Bộ Tài chính. Do vậy, các đơn vị bán lẻ sữa tha hồ hét giá, làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định trên nếu không kịp thời sửa đổi thì sẽ gây tác động không nhỏ tới thị trường sữa Việt Nam[1]. Quan trọng hơn, nó còn hạn chế việc tiếp cận và sử dụng các loại sản phẩm sữa dành cho trẻ em.
Y tế hạn chế giá sữa! Nhìn từ góc độ xã hội, quy định trên đang hạn chế sự phát triển của một thế hệ tương lai của Việt Nam sau này.
Ngày 25-9-2013
[1] Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi phải đăng ký và kê khai giá theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BCT.