170. Chứng thư bảo lãnh, hai chiều “sáng – tối”

(PLVN) – Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều vụ tiêu cực liên quan đến bảo lãnh ngân hàng. Vậy, chứng thư bảo lãnh đóng vai trò như thế nào trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng và tại sao nó là phương thức dễ bị lợi dụng? Liệu có thể khắc phục các tồn tại để phương thức này phát huy được tác dụng? Chúng tôi đã ghi nhận ý kiến của những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này:

Hình minh họa

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Pháp chế BAOVIET BANK (sai), Giám dốc Cty Luật ANVI: 

Có sự mập mờ giữa trách nhiệm cá nhân và ngân hàng

Trong một số vụ việc, các đối tượng không phải là làm giả thư bảo lãnh, mà là thư bảo lãnh thật, người ký là giám đốc thật, dấu ngân hàng thật, nhưng là việc làm vượt quá thẩm quyền được giao như: Không thẩm định khách hàng, không làm hồ sơ thủ tục đầy đủ, ký vượt thẩm quyền phê duyệt…

Do đó, ngân hàng thường từ chối trách nhiệm vì cho rằng không phải là văn bản do ngân hàng phát hành, mà do cá nhân cố ý làm trái. Người nhận bảo lãnh rất khó biết được thư bảo lãnh nào là đúng hay sai. Hầu hết các vụ đều có sự mập mờ giữa trách nhiệm của cá nhân và trách nhiệm của ngân hàng. Nếu người ký bị truy tố, xét xử về hình sự thì đương nhiên là trách nhiệm của cá nhân. 

Bà Đặng Thị Hồng Hải – Chủ tịch HĐQT Cty Cung ứng tàu biển Hải Phòng:

Cần xem xét quy định về chứng thư bảo lãnh tại mỗi ngân hàng

Phát hành chứng thư bảo lãnh là dịch vụ được cả ngân hàng và DN lựa chọn bởi ba bên cùng có lợi: DN bán hàng thì được bảo đảm thanh toán, DN được bảo lãnh thì không mất chi phí vốn, còn ngân hàng cam kết bằng uy tín nhưng đã có lợi nhuận từ 1-2% từ khoản thu phí.

Theo nhận định của tôi, hiện chưa có quy chuẩn thống nhất loại hình văn bản này nên vẫn còn những lỗ hổng về pháp lý. Hầu hết các chứng thư được phát hành như một công văn, văn bản, chỉ cần chữ ký và con dấu của giám đốc; nếu chữ ký và con dấu được làm giả thì khó mà kiểm soát được. Do vậy, để phòng ngừa, tốt nhất Ngân hàng cần phải quản lý từng chứng thư bảo lãnh phát ra như đều phải đưa vào hệ thống quản lý, có kiểm soát mới in được mẫu bảo lãnh; tránh tình trạng một cán bộ ngân hàng làm sai, cả hệ thống gánh hậu quả vì phải bồi thường cho DN thụ hưởng bảo lãnh.

Việc quy định khoản tiền bảo lãnh cũng cần phải xem xét. Mỗi ngân hàng lại có quy định khác nhau về phát hành chứng thư bảo lãnh, có ngân hàng chỉ được phát hành chứng thư dưới 10 tỷ đồng nhưng cũng có những đơn vị được phát hành với mức hàng trăm tỷ đồng. Nếu có rủi ro, thiệt hại sẽ không thể lường trước được. Suy đi tính lại, tất cả đều xuất phát từ ý thức, trách nhiệm của các cán bộ làm việc trong ngân hàng cũng như DN.

Bà Vũ Thị Duyên – Kế toán trưởng Cty TNHH Thương mại – Vận tải Hải Phòng (HaiPhong Traco): 

Chứng thư bảo lãnh mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn có rủi ro

HaiPhong Traco cũng như hầu hết DN khác đều phải sử dụng chứng thư bảo lãnh để thanh toán các hợp đồng kinh tế với một hoặc nhiều khách hàng. Công bằng mà nói, chứng thư bảo lãnh mang lại lợi ích rất lớn cho DN, giúp quá trình kinh doanh, giao dịch của các đối tác được thuận lợi, nhanh chóng. Chẳng hạn, việc thanh toán nhập thêm xăng dầu không bị gián đoạn vào các ngày nghỉ khi có chứng thư bảo lãnh đảm bảo số tiền cần thanh toán hay giao dịch…nhưng những rủi ro chứng thư mang lại không phải không có.

Hiện nay, thông thường có 2 mẫu chứng thư bảo lãnh, một loại chứng thư bảo lãnh theo mẫu của ngân hàng, loại còn lại theo mẫu riêng của DN, khách hàng. Cả hai mẫu đều có những điều khoản “cứng” như: số tiền bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, những căn cứ theo hợp đồng chứng thư bảo lãnh về hợp đồng hai bên đã ký kết… Nhưng với mẫu riêng của DN hiện nay, DN sẽ tìm đủ mọi phương thức để “lách luật” và bổ sung những điều kiện có lợi về phía mình, giảm thiểu những rủi ro. Nếu không tính toán kỹ lưỡng, rất có thể cán bộ lợi dụng quyền hạn chức năng của mình để làm giả con dấu và chữ ký của Chứng thư bảo lãnh để chiếm đoạt tiền của ngân hàng hoặc đối tác.

Ngoài ra, có hai hình thức phát hành chứng thư, DN có thể phát hành chứng thư bằng tiền của DN hoặc tiền của Ngân hàng. Nhiều đối tượng sẽ lợi dụng kẽ hở này để trục lợi, bởi DN không có tiền trong tài khoản vẫn có thể phát hành được chứng thư bảo lãnh. Lãnh đạo ngân hàng có thể ký nhiều giấy bảo lãnh thanh toán không có hồ sơ, không hạch toán, không thu phí bảo lãnh cho một số DN “thân quen”. Đây chính là căn nguyên gây ra tình trạng chiếm dụng vốn, lừa đảo như một số vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây.

Thanh – L. Nhâm

———————-

Pháp luật Việt Nam 02-6-2012:

http://www.phapluatvn.vn/kinh-doanh/thi-truong/201206/Chung-thu-bao-lanh-hai-chieu-sang-toi-2067510/

(179/994)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.860. Chung cư mini lần đầu được quy định cụ...

(VOV GT) - Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ 01/8/2024, nhà ở nhiều tầng nhiều...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,246