182. Lãi suất vấp luật.

Lãi suất vấp luật

(KTSG) – Cả Bộ luật Dân sự hiện hành và dự thảo bộ luật đang được lấy ý kiến nhân dân đều chưa xác lập được các mức trần lãi suất trong hạn và quá hạn một cách hợp lý, phù hợp với thực tế, bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác.
Lãi suất cho vay
Lãi suất vấp luật

Lãi suất thực tế trong nhiều năm nay quá khác biệt với quy định của luật. Ảnh: TUỆ DOANH

Hơn 20 năm trước, khi lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng là khoảng 30-60%/năm, thì Bộ luật Dân sự năm 1995 đã quy định, lãi suất cho vay bên ngoài ngân hàng không quá 150% mức đó, tức là khoảng 45-90%/năm.

Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2005 đã sửa quy định về mức lãi suất cho vay cao nhất không quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định. Theo đó, từ năm 2010 đến nay, lãi suất cho vay không được quá 13,5%/năm. Tuy nhiên, hiện nay, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng…) lại không bị giới hạn (trừ vài lĩnh vực áp dụng lãi suất ưu đãi). Trên thực tế, mấy năm nay, lãi suất ngân hàng có khi lên đến 30-40%, thậm chí 60-70%/năm hoặc cao hơn cũng vẫn hợp pháp. Như vậy, lãi suất cho vay phi ngân hàng từ chỗ được phép bằng gấp rưỡi, thì lại bị hạ xuống thấp hơn nhiều so với mức trần lãi suất của ngân hàng.

Luật cần phải cân bằng được tương đối lợi ích của các bên, tránh cho con nợ phải chịu mức lãi quá cao, đồng thời cũng không thể phủ nhận quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các chủ nợ.

Khoản 3, điều 491 về “lãi suất”, dự thảo Bộ luật Dân sự đã nâng giới hạn từ 150% nói trên lên 200%, nhưng vẫn không hợp lý. Vì như vậy thì từ năm 2010 đến nay, lãi suất cho vay cao nhất cũng không được vượt quá 18%/năm (bằng với mức lãi chậm nộp thuế theo Luật Quản lý thuế), trong khi trên thực tế, giao dịch vay tiền của các tổ chức kinh tế và cá nhân với nhau cao hơn mức này rất nhiều vẫn là hoàn toàn bình thường và rất hợp lý.

Nếu quy định như vậy, thì mức lãi suất cho vay thực tế thông thường trên cả thị trường ngân hàng và phi ngân hàng mấy chục năm nay phần lớn đều trái luật.

Lãi suất trả nợ trước hạn

Điều 478 về “thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn”, Bộ luật Dân sự hiện hành quy định, nếu bên vay trả nợ trước hạn thì “phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn”, nếu không có thỏa thuận khác. Theo đó, hai bên cam kết vay trong 12 tháng, lãi suất 12%/năm, nhưng nếu chỉ sau một tháng đã trả nợ, thì theo luật, vẫn phải trả đủ 12% thay vì chỉ 1%. Quy định này rất bất lợi cho bên vay, đồng thời có lợi tuyệt đối cho bên cho vay. Vì vậy, khoản 2, điều 493 về “thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn” của dự thảo bộ luật đã sửa lại như sau: “Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn đồng thời có nghĩa vụ trả lãi với mức hợp lý”. Tuy nhiên, quy định “có nghĩa vụ trả lãi với mức hợp lý” thì lại quá chung chung, mơ hồ, không thể định lượng được.

Luật cần phải quy định cụ thể, rõ ràng, khi trả nợ trước hạn thì bên vay phải trả lãi với một mức cụ thể nào đó (chẳng hạn không quá 30%) lãi theo kỳ hạn. Với ví dụ nêu trên, thì bên vay sẽ phải trả lãi không quá 1,33% thay vì 12%.

Lãi suất chậm trả nợ

Khoản 2, điều 305 về “Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự” và khoản 5, điều 474 về “nghĩa vụ trả nợ của bên vay”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: bên chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Ví dụ lãi vay trong hạn là 10%/năm, thì khi quá hạn, sẽ phải cộng thêm phần lãi suất quá hạn bằng lãi suất cơ bản, tổng cộng là 19%/năm. Tương tự, lãi trong hạn là 13,5%, thì khi quá hạn sẽ là 22,5%/năm.

Khoản 5, điều 489 về “nghĩa vụ trả nợ của bên vay”, dự thảo bộ luật đã sửa lại nội dung này như sau: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Nội dung này tương tự với quy định đang áp dụng trong ngành ngân hàng. Theo đó, nếu lãi vay trong hạn là 10% hoặc 13,5% như ví dụ trên, thì lãi quá hạn sẽ là 15% hoặc 21%/năm.

Quy định lãi quá hạn theo lãi suất cơ bản hay bằng 150% lãi suất trong hạn cũng là quá cao. Vì vậy, có nhiều khách hàng vay ngân hàng, cho đến thời điểm này vẫn đang phải chịu mức lãi quá hạn lên đến trên 30%, gấp khoảng ba lần mức lãi vay thông thường. Mức cao này là tàn dư của cơ chế quan liêu bao cấp, siết kỷ luật hợp đồng nói chung, hợp đồng tín dụng nói riêng, có những giai đoạn như 1982-1986 phạt lãi suất quá hạn đến 300%.

Hợp lý ra thì chỉ nên quy định mức lãi phạt ở mức không quá 120% lãi suất trong hạn. Việc này còn tránh tạo ra sự quá chênh lệch nếu như so với quy định của Luật Thương mại năm 2006 hay Luật Xây dựng năm 2003 và 2014, nếu vi phạm hợp đồng thì chỉ phải chịu phạt tối đa 8% hoặc 12% phần giá trị bị vi phạm.

Lãi suất ngân hàng

Khoản 2, điều 91 về “lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng”, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”. Theo đúng câu chữ của điều luật này, thì mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng cũng phải nằm trong giới hạn của Bộ luật Dân sự năm 2005. Tức là tổ chức tín dụng có quyền thỏa thuận về lãi suất, nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản.

Nhưng từ năm 2010 đến nay, trên thực tế, các tổ chức tín dụng đã mặc nhiên được vượt trần lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự, tức là không phải chịu giới hạn cho vay tối đa là 13,5%/năm, mà có thể vượt mức đó rất nhiều lần. Chỉ có các giao dịch kinh tế, dân sự giữa các cá nhân và pháp nhân khác thì phải chịu giới hạn này và nếu vượt trên 135%/năm thì có dấu hiệu phạm tội cho vay lãi nặng.

Cân bằng lãi suất

Như vậy, lãi suất thực tế trong nhiều năm nay quá khác biệt với quy định của luật. Lãi suất cơ bản thì vẫn giữ nguyên suốt hơn ba năm nay, dù cho lãi suất thông thường trên thị trường là 10% hay 20%/năm. Trần lãi suất cho vay phi ngân hàng thì quá thấp. Lãi suất cho vay của ngân hàng thì không có giới hạn. Lãi suất quá hạn thì quá cao, gây bất lợi cho người có nghĩa vụ trả nợ, nhất là đối với các trường hợp khó khăn.

Riêng đối với lãi suất phải trả trong trường hợp chậm thi hành án thì lại quá thấp. Dù trước đó, bên vay tiền phải trả lãi suất quá hạn hợp pháp là 22,5%/năm (13,5% + 9%) hay cao hơn, thì khi chậm thi hành án cũng chỉ phải chịu lãi suất 9%/năm. Mức này thậm chí còn thấp hơn cả lãi suất nợ trong hạn. Điều này vô hình trung đã khuyến khích con nợ chây ỳ, càng kéo dài thời hạn trả nợ càng tốt.

Luật cần phải cân bằng được tương đối lợi ích của các bên, tránh cho con nợ phải chịu mức lãi quá cao, đồng thời cũng không thể phủ nhận quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các chủ nợ. Theo đó, mức trần lãi suất cho vay ít nhất cũng phải là 30%, thay vì chỉ là 13,5%/năm như hiện nay hoặc khoảng 18%/năm như trong dự thảo. Mức lãi suất quá hạn thì cần giảm từ 150% xuống khoảng 120% so với lãi suất trong hạn. Và mức lãi suất chậm thi hành án, thì cần phải nâng lên, ít nhất là tương đương với mức lãi suất nợ trong hạn.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.

———————-

Bài gốc gửi TB Kinh tế SG                                                                                                          

LÃI SUẤT VẤP LUẬT

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC.

Cả Bộ luật Dân sự hiện hành và Dự thảo Bộ luật đang được lấy ý kiến nhân dân đều chưa xác lập được các mức trần lãi suất trong hạn và quá hạn một cách hợp lý, phù hợp với thực tế, bảo đảm sự công bằng giữa các tổ chức tín dụng và các đối tượng khác.

Lãi suất cho vay

Hơn 20 năm trước, khi lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng là khoảng 30 – 60%/năm, thì Bộ luật Dân sự năm 1995 đã quy định, lãi suất cho vay bên ngoài ngân hàng không quá 150% mức đó, tức là khoảng 45% – 90%/năm.

Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2005 đã sửa quy định về mức lãi suất cho vay cao nhất không quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định. Theo đó từ năm 2010 đến nay, lãi suất cho vay không được quá 13,5%/năm. Tuy nhiên, hiện nay, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng,…) thì lại không bị giới hạn (trừ vài lĩnh vực áp dụng lãi suất ưu đãi). Trên thực tế, mấy năm nay, lãi suất ngân hàng có khi lên đến 30 – 40%, thậm chí 60 – 70%/năm hoặc cao hơn cũng vẫn hợp pháp. Như vậy, lãi suất cho vay phi ngân hàng từ chỗ được phép bằng gấp rưỡi, thì lại bị hạ xuống thấp hơn nhiều so với mức trần lãi suất của ngân hàng.

Khoản 3, Điều 491 về “Lãi suất”, Dự thảo Bộ luật dân sự đã nâng giới hạn từ 150% nói trên lên 200%, nhưng vẫn không hợp lý. Vì như vậy thì từ năm 2010 đến nay, lãi suất cho vay cao nhất cũng không được vượt quá 18%/năm (bằng với mức lãi chậm nộp thuế theo Luật Quản lý thuế), trong khi trên thực tế, giao dịch vay tiền của các tổ chức kinh tế và cá nhân với nhau cao hơn mức này rất nhiều vẫn là hoàn toàn bình thường và rất hợp lý.

Nếu quy định như vậy, thì mức lãi suất cho vay thực tế thông thường trên cả thị trường ngân hàng và phi ngân hàng mấy chục năm nay phần lớn đều trái luật.

Lãi suất trả nợ trước hạn

Điều 478 về “Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn”, Bộ luật Dân sự hiện hành quy định, nếu bên vay trả nợ trước hạn thì “phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn”, nếu không có thoả thuận khác. Theo đó, hai bên cam kết vay trong 12 tháng, lãi suất 12%/năm, nhưng nếu chỉ sau 1 tháng đã trả nợ, thì theo luật, vẫn phải trả đủ 12% thay vì chỉ 1%. Quy định này rất bất lợi cho bên vay, đồng thời có lợi tuyệt đối cho bên cho vay. Vì vậy, khoản 2, Điều 493 về “Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn” của Dự thảo Bộ luật đã sửa lại như sau: “2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn đồng thời có nghĩa vụ trả lãi với mức hợp lý.” Tuy nhiên, quy định “có nghĩa vụ trả lãi với mức hợp lý” thì lại quá chung chung, mơ hồ, không thể định lượng được.

Luật cần phải quy định cụ thể, rõ ràng, khi trả nợ trước hạn thì bên vay phải trả lãi với một mức cụ thể nào đó (chẳng hạn không quá 30%) lãi theo kỳ hạn. Với ví dụ nêu trên, thì bên vay sẽ phải trả lãi không quá 1,33% thay vì 12%.

Lãi suất chậm trả nợ

Khoản 2, Điều 305 về “Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự” và khoản 5, Điều 474 về “Nghĩa vụ trả nợ của bên vay”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Bên chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì phải phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Ví dụ lãi vay trong hạn là 10%/năm, thì khi quá hạn, thì sẽ phải cộng thêm phần lãi suất quá hạn bằng lãi suất cơ bản, tổng cộng là 19%/năm. Tương tự, lãi trong hạn là 13,5%, thì khi quá hạn sẽ là 22,5%/năm. Khoản 5, Điều 489 về ” Nghĩa vụ trả nợ của bên vay”, Dự thảo Bộ luật đã sửa lại nội dung này như sau: “5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Nội dung này tương tự với quy định đang áp dụng trong ngành Ngân hàng. Theo đó, nếu lãi vay trong hạn là 10% hoặc 13,5% như ví dụ trên, thì lãi quá hạn sẽ là 15% hoặc 21%/năm.

Quy định lãi quá hạn theo lãi suất cơ bản hay bằng 150% lãi suất trong hạn cũng là quá cao. Vì vậy, có nhiều khách hàng vay ngân hàng, cho đến thời điểm này vẫn đang phải chịu mức lãi quá hạn lên đến trên 30%, gấp khoảng 3 lần mức lãi vay thông thường. Mức cao này là tàn dư của cơ chế quan liêu bao cấp, xiết kỷ luật hợp đồng nói chung, hợp đồng tín dụng nói riêng, có những giai đoạn như 1982 – 1986 phạt lãi suất quá hạn đến 300%

Hợp lý ra thì chỉ nên quy định mức lãi phạt ở mức không quá 120% lãi suất trong hạn. Việc này còn tránh tạo ra sự quá chênh lệch nếu như so với quy định của và Luật Thương mại năm 2006 hay Luật Xây dựng năm 2003 và 2014, nếu vi phạm hợp đồng thì chỉ phải chịu phạt tối đa 8% hoặc 12% phần giá trị bị vi phạm.

Lãi suất ngân hàng

Khoản 2, Điều 91 về “Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:“2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.”. Theo đúng câu chữ của điều luật này, thì mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng cũng phải nằm trong giới hạn của Bộ luật Dân sự năm 2005. Tức là tổ chức tín dụng có quyền thoả thuận về lãi suất, nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản.

Nhưng từ năm 2010 đến nay, trên thực tế, các tổ chức tín dụng đã mặc nhiên được vượt trần lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự, tức là không phải chịu giới hạn cho vay tối đa là 13,5%/năm, mà có thể vượt mức đó rất nhiều lần. Chỉ có các giao dịch kinh tế, dân sự giữa các cá nhân và pháp nhân khác thì phải chịu giới hạn này và nếu vượt trên 135%/năm thì có dấu hiệu phạm tội cho vay lãi nặng.

Cân bằng lãi suất

Như vậy, lãi suất thực tế trong nhiều năm nay quá khác biệt với quy định của luật. Lãi suất cơ bản thì vẫn giữ nguyên suốt hơn 3 năm nay, dù cho lãi suất thông thường trên thị trường là 10% hay 20%/năm. Trần lãi suất cho vay phi ngân hàng thì quá thấp. Lãi suất cho vay của ngân hàng thì không có giới hạn. Lãi suất quá hạn thì quá cao, gây bất lợi cho người có nghĩa vụ trả nợ, nhất là đối với các trường hợp khó khăn.

Riêng đối với lãi suất phải trả trong trường hợp chậm thi hành án thì lại quá thấp. Dù trước đó, bên vay tiền phải trả lãi suất quá hạn hợp pháp là 22,5%/năm (13,5% + 9%) hay cao hơn, thì khi chậm thi hành án cũng chỉ phải chịu lãi suất 9%/năm. Mức này thậm chí còn thấp hơn cả lãi suất nợ trong hạn. Điều này vô hình trung đã khuyến khích con nợ trây ỳ, càng kéo dài thời hạn trả nợ càng tốt.

Luật cần phải cân bằng được tương đối lợi ích của các bên, tránh cho con nợ phải chịu mức lãi quá cao, đồng thời cũng không thể phủ nhận quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các chủ nợ. Theo đó, mức trần lãi suất cho vay ít nhất cũng phải là 30%, thay vì chỉ là 13,5%/năm như hiện nay hoặc khoảng 18%/năm như Dự thảo. Mức lãi suất quá hạn thì cần giảm từ 150% xuống khoảng 120% so với lãi suất trong hạn. Và mức lãi suất chậm thi hành án, thì cần phải nâng lên, ít nhất là tương đương với mức lãi suất nợ trong hạn.

—————————–

Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Ngân hàng) 29-01-2015:

http://www.thesaigontimes.vn/126005/Lai-suat-vap-luat.html

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,953