183. Cổ phiếu rẻ khiến M&A bùng nổ?

(VBF) – Tính đến ngày 29/3, P/E của thị trường chứng khoán đang ở mức thấp 8.33 lần còn P/B là 1.49 lần, thấp hơn nhiều nếu so với mức đáy vào ngày 24/2/2009 (P/E ở mức11.46 lần, P/B là 1.19 lần). Hơn nữa, gần 170 mã chứng khoán hiện có giá thấp hơn 10.000 đồng. Giá cổ phiếu quá rẻ như vậy đã tạo thuận lợi rất lớn cho hoạt động thâu tóm doanh nghiệp của các nhà đầu tư lớn bằng cách mua gom cổ phiếu trên sàn. Có thể, năm 2011 sẽ là năm bùng nổ các họat động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

Những vụ M&A lớn

Năm 2010, toàn thị trường chứng kiến 287 vụ sáp nhập mua bán doanh nghiệp lớn nhỏ, chiếm tới 1.09 tỉ USD. Nếu như năm 2009, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp vẫn còn thưa thớt, thì năm 2010, mức tăng trưởng ấn tượng của thị trường này đã lên tới 71%.

Dễ dàng kể đến nhiều vụ M&A thành công, như đại gia ngành viễn thông Viettel đã mạnh tay chi 700 tỉ đồng mua 35 triệu CP của Vinaconex (VCG) với giá 20.000đ/CP năm 2009, gần gấp đôi giá CP của Vinaconex trên sàn HaSTC tại thời điểm đó. Trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp có 2 mã niêm yết là HT1, HT2 cũng có kết quả sáp nhập thành công. Nhiều doanh nghiệp đã chào mua công khai cổ phiểu như  HVG chào mua công khai cổ phiếu của AGF, PNJ chào mua công khai SFC…

Việc hoàn tất gia tăng cổ phần tại Bảo Việt (BVH) của một Tập đoàn Bảo hiểm và dịch vụ tài chính lớn nhất Việt Nam là HSBC. Theo đó, đầu tháng 2/2011, HSBC công bố đã tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Tập đoàn Bảo Việt, từ mức 10% hiện nay lên 18% thông qua việc mua 53,6 triệu cổ phần mới với trị giá lên tới 101,8 triệu USD. Hoạt động thành công này đã giúp HSBC nâng cao vị thế của mình tại thị trường trọng tâm châu Á, củng cố tham vọng trở thành nhà bảo hiểm hàng đầu trên toàn cầu của mình. Về phía Bảo Việt, cố phiếu BVH của tập đoàn này liên tục tăng giá và có lúc đã chạm tới mức giá hơn 100.000 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên, không phải phi vụ M&A nào cũng thành công. KDC đã phải trả một bài học đắt giá khi âm thầm thâu tóm TRI. Năm 2009, TRI là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn bị lỗ 2 năm liên tiếp và phải tạm ngưng giao dịch.

Khi giá cổ phiếu đang ở mức thấp, việc các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đua nhau bán ra cũng là cơ hội cho người khác mua lại. Dễ dàng thấy được rằng khi 1 hoạt động M&A trên thị trường chứng khoán được công khai thì giá cổ phiếu của công bị bị thâu tóm sẽ tăng, gây nên tình trạng tăng nóng cổ phiếu.

Thâu tóm không phải dễ

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nhu cầu mua bán, sáp nhập sẽ ngày một lớn hơn trong quá trình hội nhập với nhiều “đại gia” tài chính nước ngoài đầu tư vào TTCK như hiện nay. Tuy nhiên, để có một thị trường M&A phát triển mạnh mẽ theo đúng chuẩn mực quốc tế thì không phải dễ.

Trở lại vụ M&A điển hình của Viettel và Vinaconex, nếu mua đúng giá cổ phiếu VCG vào thời điểm đó trên sàn chứng khoán thì Viettel có thể tiết kiệm được gần 300 tỷ đồng, gần 50% toàn bộ chi phí của cuộc mua bán này. Tuy nhiên, việc mua gom khối lượng tới 35 triệu CP trên sàn với mức giá xung quanh 10.000đ/CP tốn nhiều thời gian mà lại khó khả thi vì TTCK rất nhạy cảm, sức cầu lớn có thể đẩy giá cổ phiếu lên cao do nhà đầu tư nhỏ lẻ nâng giá liên tục. Với việc nhiều cổ phiếu trên sàn CKVN đặc biệt là sàn HNX có thanh khoản rất thấp như hiện nay thì việc mua một lượng lớn cổ phiếu đủ để quá trình M&A diễn ra suôn sẻ lại trở nên rất khó.

Ông Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI chia sẻ, đặc thù của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là khả năng quản trị còn hạn chế, các doanh nghiệp có vốn lớn chưa nhiều. Hơn nữa, văn hóa giữa các công ty M&A khác biệt có thể dẫn tới tình trạng các công ty không hợp tác với nhau, gây khó cho nhau nên hoạt động mua bán, sáp nhập khó mà thành công được.

M&A chứa đựng rất nhiều rủi ro,các doanh nghiệp tham gia thị trường này phải có kiến thức và kinh nghiệm đủ để lựa chọn đối tác. Mặt khác, những chủ thể đóng vai trò môi giới doanh nghiệp phải đủ tiêu chuẩn để tư vấn cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro, ông Đức cho biết.

Còn Luật sư Nguyễn Hồng Bách công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự lại cho rằng, thị trường M&A thiếu một hành lang pháp lý để phát triển: “Luật còn rất chung chung, chưa có những chế tài hướng dẫn cho hoạt động này. Mặc dù đã có những văn bản pháp lý chính như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh…Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho hoạt động này còn rất sơ sài, tồn tại nhiều khoảng trống pháp lý cho hoạt động M&A.”

Theo Ông Trương Thanh Đức: “Ngày 3/3/2010 đã ban hành Thông tư số 194 quy định về vấn đề M&A. Tuy nhiên quy định này vẫn chưa phù hợp vì Luật chỉ đề cập đến khía cạnh chống độc quyền, chống thâu tóm mà chưa đề cập đến những hình thức thâu tóm như thâu tóm qua thừa kế…”

Khi mà các cổ đông nội bộ, cổ đông lớn đua nhau bán ra cổ phần của mình với mục đích “lướt sóng”, nhiều rủi ro cũng đang chờ đón họ vì khung pháp lý cho hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp của Việt Nam còn chưa đầy đủ thì sẽ có nhiều hành động âm thầm thâu tóm mà doanh nghiệp bị mua khó biết để đối phó, ông Đức phân tích.

Hương Ly

————————————————————————-

Vietnam Business Forum (VCCI) Thứ năm, 31/03/2011

http://vccinews.vn/?page=detail&folder=185&Id=3557

—————————-

Tự dưng lấy ở đâu đưa lên.  “Ngày 3/3/2010 đã ban hành Thông tư số 194 quy định về vấn đề M&A”, trong khi đó là Thông tư số 194/2009/TT-BTC ngày 02-10-2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu công ty đại chúng, chứng chỉ ký quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng dạng đóng .

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.860. Chung cư mini lần đầu được quy định cụ...

(VOV GT) - Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ 01/8/2024, nhà ở nhiều tầng nhiều...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,237