186. Bình luận Nghị định số 109/2008/NĐ-CP về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

(ANVI) – Theo đề nghị của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tôi xin góp ý về Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10-10-2008 của Chính phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và việc sửa đổi, bổ sung Nghị định này theo Đề cương chi tiết và nội dung xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

  1. Về sự cần thiết ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung:
  • Từ năm 2011 đến nay không có doanh nghiệp nào được giao, bán theo Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày của Chính phủ về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Và theo phê duyệt của Thủ tướng phê duyệt trong giai đoạn từ 2012-2015 cũng chỉ có 5 doanh nghiệp thực hiện theo hình thức bán và 5 doanh nghiệp thực hiện theo hình thức giao cho tập thể người lao động. Điều này chứng tỏ trong thời gian vừa qua cũng như sắp tới, hình thức giao, bán doanh nghiệp có nhiều hạn chế, không thực sự cần thiết. Vì vậy, cần xem lại sự cần thiết phải duy trì hiệu lực cũng như việc sửa đổi, bổ sung Nghị định nói trên.
  • Sự cần thiết phải có Nghị định, cổ phần hoá là hình thức bán hợp lý nhất, bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động
  • 4 lý do sửa đổi Nghị định chưa thật sự thuyết phục và cần thiết:
  • Lý do thứ nhất là căn cứ ban hành Nghị định số 109/2008/NĐ-CP là Luật Doanh nghiệp Nhà nước đã không còn hiệu lực, thì chỉ đơn thuần là yếu tố kỹ thuật, không sửa thì cũng không ảnh hưởng gì đến nội dung Nghị định;
  • Lý do thứ hai là Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về Phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đã thay thế Nghị định số 132/2005/NĐ-CP, do đó có những thay đổi liên quan đến Nghị định số 109/2008/NĐ-CP cũng chỉ đơn thuần là yếu tố kỹ thuật. Nếu không sửa đổi, bổ sung Nghị định số 109/2008/NĐ-CP thì cũng phải đương nhiên thực hiện theo quy định mới tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP;
  • Lý do thứ ba là Nghị định số 109/2008/NĐ-CP có một số quy định dẫn chiếu quy định xử lý nợ tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP, nay đã được thay thế bằng Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, cũng đơn thuần là yếu tố kỹ thuật, không ảnh hưởng gì đến giá trị pháp lý của Nghị định số 109/2008/NĐ-CP. Nếu không sửa đổi, bổ sung Nghị định số 109/2008/NĐ-CP thì cũng phải đương nhiên thực hiện theo quy định mới tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP;
  • Lý do thứ tư, kinh nghiệm cải cách DNNN của một số nước cho thấy, giải pháp chuyển giao, hoán đổi doanh nghiệp cũng rất được quan tâm tổ chức thực hiện. Đây là lý do đã ban hành các Nghị định số 80/2005/NĐ-CP và 109/2008/NĐ-CP
  1. Về định hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2008/NĐ-CP:
  • Đề nghị xem lại việc bổ sung các quy định về chuyển giao và hoán đổi doanh nghiệp giữa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, vì không có mối liên hệ lô gic nào, có quá ít điểm chung với nội dung về giao, bán doanh nghiệp. Vấn đề chuyển giao và hoán đổi doanh nghiệp nên được quy định trong Nghị định về Thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước hoặc một Nghị định riêng.
  • Hoàn toàn nhất trí với việc bỏ hình thức giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cho tập thể người lao động. Chỉ nên coi biện pháp giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động là giải pháp nhất thời, ngắn hạn, trong lúc chờ đợi chuyển đổi chính thức hình thức sở hữu thông qua hình thức cổ phần hoá, bán. Nhà nước không quản lý, khai thác một cách có hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, thì nên chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển hẳn cho thị trường làm, chứ không nên thay đổi nửa vời bằng cách giao doanh nghiệp rồi vẫn tiếp tục thực hiện quyển của chủ sở hữu. Không thấy lợi ích khác biệt và sự cần thiết thật sự của việc giao, bán so với việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
  1. Về một số nội dung chính của Nghị định:
  • Đề nghị soạn thảo lại hoặc sửa đổi Nghị định hiện hành, thì cũng nên theo phương án 2: Bỏ hình thức giao doanh nghiệp và không đưa thêm hình thức chuyển giao, hoán đổi doanh nghiệp.
  • Không nên có chính sách ưu đãi với doanh nghiệp nhận chuyển giao và doanh nghiệp hoán đổi, vì mục đích của việc này là hợp lý hoá chức năng, nhiệm vụ quản lý kinh doanh, chứ không phải xuất phát từ khó khăn hoặc lý do đặc biệt cần phải trợ giúp. Nếu có chính sách gì thì thực hiện theo quy định chung, chứ không phân biệt ưu đãi với doanh nghiệp nhà nước.

—————————–

Địa chỉ liên hệ:

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,268