187. Từ 1/7, phát hành riêng lẻ sẽ không còn tắc về pháp lý

(ĐTCK) – Với nội dung của dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) lấy ý kiến các thành viên thị trường, thì những vướng mắc về phát hành riêng lẻ được quy định tại Nghị định 01/2010/NĐ-CP mà nhiều DN đang phải đối mặt sẽ được tháo gỡ.

Theo nội dung dự thảo Nghị định, sau khi có Nghị quyết của ĐHCĐ thông qua phương án tăng vốn, DN đến Sở KH&ĐT để làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ (Ảnh: Hoài Nam)

Đối tượng điều chỉnh của Nghị định 01 là công ty cổ phần và các DN chuyển đổi thành công ty cổ phần, ngoại trừ các DN 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trên thực tế, việc Nghị định 01 “bao xây” quy định luôn hoạt động phát hành tăng vốn của các công ty chưa phải là công ty đại chúng (CTĐC) vốn đang được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan, đã khiến hàng ngàn DN tắc khi phát hành tăng vốn.

Một DN tại TP. HCM sau khi hoàn thành đăng ký tăng vốn từ 250 tỷ đồng lên 260 tỷ đồng bằng phát hành cổ phiếu cho nhân viên chủ chốt của Công ty theo đúng các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan, ngày 28/1/2011, Công ty đã có công văn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) TP. HCM đề nghị xác nhận Công ty chưa phải là CTĐC đã thực hiện việc tăng vốn trên, để hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký CTĐC với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Thế nhưng, do quy định thiếu rõ ràng của Nghị định 01 nên đã xảy ra tình trạng chuyền “quả bóng trách nhiệm” giữa Sở KH&ĐT TP. HCM và UBCK.

Cụ thể, sau khi nhận được công văn đề nghị xác nhận Công ty chưa phải là CTĐC thực hiện tăng vốn, Sở KH&ĐT TP. HCM đã có công văn phúc đáp với nội dung: “Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 01 ngày 4/1/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ thì Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành nghị định này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện, nên Sở KH&ĐT TP. HCM chưa có căn cứ để giải quyết hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ của Công ty…”.

Ấm ức với cách giải quyết này, Công ty tìm đến “cửa” UBCK, nhưng kết quả họ nhận được là “quả bóng trách nhiệm” lại được chuyền về Sở KH&ĐT TP. HCM. Cụ thể, trong văn bản trả lời Công ty của Cơ quan đại diện UBCK tại TP. HCM nêu: “Căn cứ vào hồ sơ, Cơ quan đại diện UBCK tại TP. HCM nhận thấy Công ty đã thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhân viên chủ chốt vào ngày 1/7/2010. Tại thời điểm này Công ty chưa phải là CTĐC, nên theo quy định tại Nghị định 01, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chào bán cổ phần riêng lẻ của Công ty là Sở KH&ĐT. Để hoàn tất thủ tục đăng ký CTĐC, Cơ quan đại diện UBCK tại TP. HCM đề nghị Công ty bổ sung văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt dộng chào bán cổ phần riêng lẻ của Công ty trong năm 2010…”.

Vì vướng mắc như vậy, nên đến thời điểm này, cả việc xác nhận tăng vốn từ Sở KH&ĐT TP. HCM lẫn hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký CTĐC của Công ty đang bị “treo”.

Tại hội thảo tìm hướng gỡ tắc cho Nghị định 01 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức cách đây không lâu, đại diện các DN, cơ quan đăng ký kinh doanh, các luật sư… đề nghị: hoặc là bãi bỏ Nghị định 01; hoặc là sửa văn bản này theo hướng đưa các DN chưa phải là CTĐC ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Nghị định 01, các DN này vẫn thực hiện thủ tục tăng vốn tại Sở KH&ĐT như quy định của Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan.

Mong đợi trên của cộng đồng DN có hy vọng sớm trở thành hiện thực khi trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đang được UBCK lấy ý kiến các thành viên thị trường đưa ra hướng xử lý: Nghị định này thay thế Nghị định 01. Kèm theo đó, dự thảo Nghị định chỉ quy định việc chào bán chứng khoán riêng lẻ của tổ chức phát hành là CTĐC, còn các DN không phải là CTĐC được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, nếu dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán được thông qua với hướng xử lý như trên, thì các vướng mắc về phát hành riêng lẻ của Nghị định 01 sẽ được tháo gỡ từ ngày 1/7 tới. Bởi lẽ, Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sẽ đồng thời có hiệu lực kể từ thời điểm Luật Chứng khoán sửa đổi có hiệu lực. Khi đó, với những DN chưa phải là CTĐC thì vẫn thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn qua Sở KĐ&ĐT nơi DN đóng trụ sở hoạt động như trước khi Nghị định 01 có hiệu lực. Nghĩa là, sau khi có Nghị quyết của ĐHCĐ thông qua phương án tăng vốn, DN đến Sở KH&ĐT để làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ. Sau khi thực hiện xong kế hoạch tăng vốn, DN báo cáo kết quả với Sở KH&ĐT.   

Hữu Đạo

———————————————–

Đầu tư Chứng khoán  15/04/2011

http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CGBJCG/tu-1-7-phat-hanh-rieng-le-se-khong-con-tac-ve-phap-ly.html

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến...

Xôn xao "nghi án" trang cờ bạc trực tuyến quảng cáo trá hình thông qua...

Trích dẫn 

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ...

3.862. Loại hình nào đang là 'thỏi nam châm' sẽ 'hút cạn' dòng tiền của...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 224,271