188. Dừng huy động và cho vay vàng: “Cấm“ hay “quản“?

(PL) – Trong khi chủ trương cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do theo tinh thần NQ 11 của Chính phủ còn “chưa đâu vào đâu” thì thông tin dừng hoạt động cho vay vàng từ 1/5 này khiến nhiều người ngao ngán…

Cho vay thì dừng, huy động… thì chưa?

Mặc dù hôm qua, thông tin trên vẫn chưa chính thức được công bố nhưng từ nhiều ngày nay, thông tin đã được dăng tải trên một số phương tiên thông tin đại chúng, trong đó có TTXVN.

Theo đó, thông tin này được phát ra sau cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với các Ngân hàng thương mại (NHTM) hôm 21/4, lãnh đạo NHNN cho biết các ngân hàng sẽ ngừng cho vay vàng từ 1/5 và chậm nhất trong tuần sau sẽ ban hành quy định này.

Cụ thể, từ ngày 1/5 sẽ chính thức dừng hoạt động cho vay vàng; 2 năm sau, ngày 1/5/2013 tiếp tục dừng nghiệp vụ huy động vàng. Ngoài việc ngừng huy động và cho vay vàng, ngân hàng còn phải dừng việc chuyển đổi vàng huy động thành vốn tiền đồng để kinh doanh. Đối với số vốn đã chuyển đổi, chậm nhất ngày 30/6/2011, các ngân hàng phải tất toán toàn bộ.

Theo NHNN, cấm cho vay và huy động vàng thể hiện rõ quyết tâm của NHNN trong việc chống tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế, bên cạnh mục tiêu chống “đô la hóa”, nhằm nâng cao sức mạnh của VND.

Tuy nhiên, bình luận về chủ trương này, không ít người nghi ngờ khả năng quản lý điều hành của NHNN. “Không quản được thì lại cấm”, một chuyên gia bình luận. Tuy nhiên, điều khiến khá nhiều người am hiểu nghiệp vụ ngân hàng ngạc nhiên là tại sao cấm cho vay mà mãi 2 năm sau mới cấm huy động?. Nếu các NHTM không được cho vay thì huy động liệu còn nghĩa?.

“Cấm” hay “quản”?

Thông điệp từ NHNN, đồng thời với việc cấm, sẽ ban hành nhiều chính sách khác để có thể quản lý đồng bộ thị trường vàng, đảm bảo nhu cầu hợp pháp của người dân, cũng như mục tiêu của chính sách. Thế nhưng  cho đến thời diểm hiện tại, khi chỉ còn ít ngày nữa là đến thời điểm 1/5 thì các “chính sách khác” mà NHNN đề cập đến vẫn chưa “lộ diện” kể các chính sách “cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do” được đề cập từ nhiều tháng nay, đến nay vẫn chưa thấy công bố dự thảo.

Theo số liệu của NHNN, hiện có 23 tổ chức tín dụng (TCTD) huy động và cho vay bằng vàng; cuối tháng 9/2010, số dư huy động và cho vay bằng vàng là 92,6 tấn, tương đương 73.000 tỷ đồng. Các TCTD cho vay chỉ chiếm 60% so với vốn huy động bằng vàng.

Theo PGS. TS Lê Hoàng Nga, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, từ nhiều năm nay, hoạt động huy động và cho vay vàng trong hệ thống TCTD ít chịu ràng buộc, thậm chí ngân hàng còn được sử dụng tối đa 30% số vàng huy động được với lãi suất rất thấp (chưa đến 1%) để hoán đối ra tiền đồng cho vay với lãi suất cao.

Tuy nhiên, nghiệp vụ này đi kèm với rủi ro rất lớn, nhất là khi giá vàng biến động mạnh mà các ngân hàng không còn đủ công cụ bảo hiểm rủi ro về thanh khoản cũng như giá (do không được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và cũng hiếm khi được nhập vàng vất chất).

Việc huy động vàng và cho vay vàng trog một số trường hợp cũng gây biến động cung cầu và giá cả trên thị trường, nguy hiểm hơn, biến động giá vàng thường tác động rất lớn đến thị trường ngoại tệ  và ngược lại.

“Không phải cứ cấm là giải quyết được vấn đề, nhất là khi chưa có giải pháp tổng thể vè vấn đề này…”, Luật sư Trương Thanh Đức khẳng định. Theo Luật sư Đức, trong khi chưa có giải pháp tổng thể và hữu hiệu để sử dụng nguồn tài sản rất lớn này thì NHNN chỉ nên đặt ra các điều kiện để các NHTM phải theo, tùy từng thời điểm mà các điều kiện này chặt hay lỏng. Ví dụ như NHTM muốn huy động hay cho vay vàng thì phải mua bảo hiểm vè giá vàng chẳng hạn…

Điều gì sẽ xảy ra khi Nhà nước cấm kinh doanh vàng miếng (dẫu là trên thị trường tự do) đồng thời các ngân hàng không được huy động và cho vay vàng?. “Tôi tin rằng người dân vẫn giữ chặt vàng bởi đó là thói quen bao đời nay của người Việt Nam,  nhất là khi đồng nội tệ luôn bị mất giá do lạm phát. Người ta sẽ tiếp tục cất trữ, mua bán, quy đổi, giao dịch vàng bên ngoài thị trường tự do. Khi đó rủi ro pháp lý sẽ tăng lên, chưa kể xã hội lãng phí một nguồn lực rất lớn…”, Luật sư Đức khẳng định.

Theo TS Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế – Tài chính, mục tiêu cấm huy động và cho vay vàng nhằm “đẩy” người dân chuyển từ gửi vàng sang tiền tiết kiệm và vay mượn bằng VND. Tuy nhiên, TS Độ cũng cho rằng không dễ gì người dân thay đổi thói quen cất trữ vàng, chưa kể, có thể do cấm vàng, cấm ngoại tệ nên người dân phải đổ xô vay VND nên lãi suất sẽ rất cao, hoạt động DN trở nên vô cùng khó khăn…“Vấn đề cốt lõi vẫn là ổn định đồng tiền VND và thay vì cấm đoán cần có các biện pháp quản lý để người dân tự nhận thấy lợi ích từ việc nắm giữ đồng tiền của quốc gia mình…”, Luật sư Trương Thanh Đức đề xuất.

Hiểu My

—————————————–

Pháp luật Việt Nam 26-4-2011:

http://phapluatvn.vn/kinhte/201104/Cam-hay-quan-kinh-doanh-vang-mieng-tu-do-2046789/

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,065