195. Luật Giá chưa rõ ràng

(ANTĐ) – Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Giá, chuẩn bị trình Chính phủ cho ý kiến vào tháng 7-2011, để thay thế cho Pháp lệnh Giá, tuy nhiên nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng dự thảo này còn có nhiều bất cập.

Định giá là việc của thị trường

Vẫn chưa có những tổng kết về hiệu quả của các quỹ bình ổn giá

Ông Phạm Vũ Anh-Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, tinh thần chung của dự thảo là Nhà nước tôn trọng quyền định giá của doanh nghiệp nhưng vẫn có công cụ để bình ổn giá, tránh để giá gây sốc cho nền kinh tế. Việc điều hành giá của Nhà nước sẽ gián tiếp qua thị trường, qua các chính sách vĩ mô về cung-cầu hàng hóa, tài chính tiền tệ, kiểm soát tồn kho, sai phạm về giá… Nhà nước có thể ấn định mức giá của một số ít hàng hóa còn độc quyền.

Ông Đinh Dũng Sỹ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, mục tiêu của luật này là nhằm ổn định giá cả thị trường. Thế nhưng Tổ soạn thảo cần hết sức cân nhắc khi Điều 6 nêu Căn cứ định giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Với 6 căn cứ định giá mà điều này nêu thì các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có bắt buộc phải tuân theo không? Nếu bắt buộc phải chấp hành thì yếu tố thị trường ở đâu? Mặt khác, Nhà nước có đủ năng lực để giám sát hay không?

Băn khoăn về Điều 6 của dự thảo, ông Trương Thanh Đức, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam   (MaritimeBank) phân tích: “Điều 6 nêu 6 căn cứ định giá mới chỉ phù hợp với việc định giá của nhà nước. Còn hiện các hàng hóa trên thị trường không áp dụng 6 căn cứ này thì có phạm luật không? Thực tế có 90% hàng hóa trên thị trường không tuân theo các căn cứ này”.

Đánh giá về dự thảo ông Đinh  Dũng Sỹ cho rằng, dự thảo Luật Giá còn quá nhiều điều chưa rõ ràng. Ví dụ, việc bắt buộc phải niêm yết giá liệu có phù hợp với thực tế? Bởi niêm yết giá mà không buộc phải bán theo giá niêm yết mà vẫn có thể thỏa thuận về giá thì quy định như vậy chẳng có ý nghĩa gì. Hay hành vi cấm thỏa thuận giá trái pháp luật trong dự thảo này cũng rất “mênh mông”, bởi không quy định cụ thể thế nào là thỏa thuận trái pháp luật.

Các chuyên gia cho rằng, mặt hàng nào hoạt động theo cơ chế thị trường thì nên để thị trường tự quyết định giá chứ không nên can thiệp bằng quy định hành chính. Ông Nguyễn Quý Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh dược Việt Nam cho rằng: “Mỗi sản phẩm có chu kỳ giá vì lúc cao trào thì bán giá nào, lúc thoái trào thì bán giá nào, cái này do thị trường điều tiết chứ không thể dùng bàn tay của nhà nước được”.

Bình ổn giá thế nào?

Một trong những nội dung được các chuyên gia tập trung phân tích là vấn đề bình ổn giá. Theo dự thảo Luật Giá, bình ổn giá là sự điều tiết của Nhà nước thông qua việc áp dụng các biện pháp thích hợp về điều chỉnh cung – cầu, tài chính, tiền tệ và các biện pháp hành chính… để tác động vào sự hình thành và vận động của giá cả, không để giá hàng hoá, dịch vụ quan trọng thiết yếu tăng quá cao hoặc giảm quá thấp, bất hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những tổng kết về hiệu quả của Quỹ bình ổn giá. Câu hỏi đặt ra là việc bình ổn giá có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng hay không?

Vũ Đình Ánh cho rằng, dự thảo nên chỉ rõ Nhà nước cần làm gì để bình ổn giá chứ quy định chung chung là điều tiết cung-cầu, áp dụng chính sách tài chính, tiền tệ thì khó có thể thực hiện được. Các chuyên gia cho rằng, nếu thực hiện theo dự thảo thì khó có thể biết được việc bình ổn giá sẽ được thực hiện như thế nào, ở mức độ nào. Và việc bình ổn sẽ tác động như thế nào đến giá cả? Dự thảo luật quy định, căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ xác định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ phải áp dụng các biện pháp bình ổn giá phù hợp với từng thời kỳ, nhưng cụ thể khi nào thay đổi danh mục đó thì lại không rõ.

Ông Nguyễn Quý Sơn nhận định cần phải xem xét vai trò của nhà nước trong việc bình ổn giá. Nhà nước cũng phải quan tâm đến quyền lợi của doanh nghiệp chứ không mỗi lần bình ổn lại đẩy doanh nghiệp vào thế khó khăn. Doanh nghiệp không sống nổi thì lấy đâu ra hàng hóa, nếu hàng hóa khan hiếm thì giá lại lên. Cho nên, các quyền lợi nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng luôn phải hài hòa trong mọi trường hợp.

Các chuyên gia cũng cho rằng, hành động can thiệp của Nhà nước phải dựa trên cấu trúc và sự vận hành của từng thị trường, hay quan hệ cung-cầu. Dự luật cần khẳng định nguyên tắc Nhà nước chỉ can thiệp khi thị trường có biến động bất thường, vì việc can thiệp sâu của Nhà nước dễ dẫn đến làm méo mó thị trường. Các quy định mang tính can thiệp trực tiếp trong dự thảo Luật Giá chưa chắc mang lại hiệu quả mà còn có thể gây nên những phản ứng bất lợi từ thị trường.

Hùng Anh

————————————-

An ninh Thủ đô 08-6-2011:

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.423. Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to...

Will Duc Giang Chemical’s leadership breach lead to penalties? (VNN) - The leadership structure...

Trích dẫn 

3.973. Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với...

Nợ xấu tiếp tục là thách thức đối với ngành ngân hàng. (CT) –...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,112