2.000. Vai trò quan trọng của ngân hàng trong vấn đề quản lý thuế

(VTC News) – Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi có bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế, trong đó có vai trò của ngân hàng thương mại.

Chia sẻ trên Thời báo Tài chính Việt Nam, luật sư Trương Anh Đức, việc các ngân hàng phối hợp với cơ quan chức năng như các cơ quan quản lý thuế là điều đương nhiên, mặc dù trong một số trường hợp có thể xảy ra những vướng mắc, xung đột quyền lợi.

Về nguyên tắc, mọi hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế và ngành thuế đều phải quản lý. Trong khi đó, gần như mọi giao dịch có giá trị đều phải qua ngân hàng. Do vậy, nếu 2 ngành này không phối hợp với nhau thì rất khó để thu thuế cũng như quản lý, để phòng chống và ngăn ngừa các hoạt động khác như rửa tiền, gian lận, cưỡng chế thi hành bản án…

Tuy nhiên, luật sư Trương Anh Đức cũng nhấn mạnh rằng, vấn đề cần bàn đến ở đây là cách thức phối hợp, cách thức trang trải để chia sẻ chi phí, chia sẻ dữ liệu, bảo mật thông tin giữa 2 bên như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 Luật sư Trương Thanh Đức 

Việc phối hợp giữa các ngân hàng và cơ quan quản lý thuế là một việc phải chấp hành rất nhiều quy định của Luật, từ Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Luật thuế, Luật tín dụng, Luật xử lý vi phạm hành chính…, do vậy, mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp không phải là quan hệ kinh doanh, mua bán thông tin nên hoàn toàn không có chuyện thỏa thuận hay hợp đồng mà hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp luật.

Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, ngân hàng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, nhưng nếu Nhà nước coi nghĩa vụ nộp thuế quan trọng hơn thì ngân hàng phải tuân thủ. Vấn đề ở đây là phải có quy định rõ tại luật.

Hiện nay các ngân hàng đang triển khai nhiều dịch vụ thu hộ các khoản thu của ngân sách, dịch vụ công như điện, nước… và không ai có thể làm tốt việc này như ngân hàng. Hiệu quả của việc thu thuế điện tử đã cho thấy rõ điều này.

Ngành Thuế tiết kiệm được chi phí nhân công, kho quỹ, tập trung cho công tác kiểm tra, tính thuế và xử lý nghiệp vụ chuyên ngành về thuế. Còn ngân hàng phát huy được lợi thế trong dịch vụ thu chi, quản lý tài khoản.

“Tất nhiên, để sự phối hợp được hiệu quả lâu dài, điều quan trọng là phải có sự chia sẻ về dữ liệu thông tin, về quyền lợi. Từ phía ngân hàng, họ cũng rất mất thời gian, công sức khi phải cung cấp thông tin cho nhiều cơ quan nhà nước, mà có lẽ ngành Thuế là nhiều nhất. Nên chăng, chúng ta coi đây là một nghiệp vụ của ngành Thuế, có chi phí hợp pháp, trả tiền cho những dịch vụ tra cứu, trích xuất thông tin. Như vậy, hai bên sẽ hợp tác tốt hơn khi đều có lợi ích và đảm bảo đúng quy định pháp luật”, luật sư Đức kết luận. 

QUỲNH CHI

——————————————

VTCNews (Kinh tế) 27-9-2018:

https://vtc.vn/vai-tro-quan-trong-cua-ngan-hang-trong-van-de-quan-ly-thue-d428739.html

(554/610)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.431. Cần điều tra, làm rõ việc huy động vốn...

Cần điều tra, làm rõ việc huy động vốn của Công ty cổ phần New...

Trích dẫn 

3.981. Năm 2025 và tương lai của vàng.

Năm 2025 và tương lai của vàng. (ĐĐK) - Giới chuyên gia cho rằng thị trường...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 238,118