2.038. 100 đô la và 90 triệu: Pháp luật đang bảo vệ ai?

(CL) – Chắc chắn không ít người dân bàng hoàng khi nghe tin một người dân đi đổi tời 100 USD liền bị phạt 90 triệu đồng, gia đình chủ doanh nghiệp bị khám xét tịch thu 20 viên kim cương và 20.000 viên đá nhân tạo không khỏi hoang mang. Vậy pháp luật đang bảo vệ ai?

Bán 100 USD bị phạt 90 triệu đồng, tức gấp 40 lần giá trị số tiền ông Nguyễn Cà Rê mang đi đổi, đồng thời bị tịch thu số tiền mặt vừa đổi được. Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewelry Thảo Lực (tiệm vàng Thảo Lực nơi nhận đổi ngoại tệ cho ông Rê cũng bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng với hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ.

Căn cứ để UBND Tp Cần Thơ xử phạt ông Rê theo Điểm a, khoản 3 điều 24 Nghị định 96/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng nêu rõ phạt 80 – 100 triệu đồng đối với hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép đổi ngoại tệ… Như vậy theo đúng quy định này thì dù bất kỳ người nào chỉ cần đi bán bất kỳ một ngoài tệ nào với giá trị bao nhiêu cũng sẽ bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức mức phạt 90 triệu đồng cho việc đổi 100 USD là quá nặng. “Điều bất công ở chỗ khung xử phạt không tính theo giá trị, số lượng, tính chất, mức độ vi phạm và số lần tái phạm. Thực tế hiện nay có hàng triệu vi phạm, các giao dịch mua đổi ngoại tệ lên tới hàng triệu USD vẫn diễn ra mà các cơ quan chức năng không quản lý chặt chẽ”, LS Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI nói.

Như vậy, quyết định xử phạt của UBND Tp Cần Thơ là đúng theo Nghị định 96. Mặc dù vậy nhìn về bản chất của sự việc khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Hiện nay, Điều 24, Pháp lệnh quản lý ngoại hồi được ban hành năm 2005 thì cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép và sử dụng cho các mục đích hợp pháp khác. Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 thì mặc dù có quy định như vậy nhưng việc mua bán, trao đổi, niêm yết giá bằng ngoại tệ, vàng vẫn diễn ra khá phổ biến. Đến năm 2009, trước sự biến động mạnh của tỷ giá Chính phủ mới ban hành một số quy định để siết lại việc sử dụng ngoại tệ, vàng.

Như vậy, mục đích cao nhất của việc siết các giao dịch bằng ngoài tệ nhằm giảm tình trạng người dân tích trữ, kinh doanh ngoài tệ, thậm chí là hạn chế các ngân hàng “làm giá” ngoại tệ để ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù, pháp luật đã có quy định và đưa ra chế tài phạt rất nặng việc mua bán ngoại tệ nhưng thực tế việc mua bán ngoại tệ vẫn diễn ra trên thị trường chợ đen diễn ra khá sôi động. Người dân không thích vào trực tiếp ngân hàng, nơi có thể đổi ngoại tệ một cách hợp pháp do thủ tục hành chính quá nhiều và mất thời gian.

Xét ở một góc độ nào đó thị trường “chợ đen” nay đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thực tế của người dân, lấp vào khoảng trống mà thị trường chính thức không đáp ứng được. Cũng có một thực tế là dù trao đổi ngoại tệ diễn ra rất phổ biến nhưng có rất ít người, hoặc cơ sở trao đổi ngoại tệ bất hợp pháp bị bắt và phạt. Có lẽ nguyên nhân việc ngăn chặn giao dịch ngoại tệ không được thực hiện quyết liệt là do mức độ ảnh hưởng, tác hại của việc giao dịch này quá nhỏ.

Trở lại với việc Công An Tp Cần Thơ bắt quả tang việc mua bán 100 USD cho thấy có khá nhiều điều bí ẩn. Việc bắt quả tang này diễn ra đúng 6 ngày sau khi UBND Tp Cần Thơ có quyết định kiểm tra cơ sở kinh doanh Tiệm vàng Thảo Lực do có đơn tố cáo kinh doanh ngoại tệ. Ngoài ra, chắc chắn tại thời điểm ông Rê mua bán ngoại tệ cũng có hàng nghìn giao dịch tương tự trên cả nước vậy tại sao chỉ có ông Rê và Thảo lực bị phạt một số tiền quá lớn… Điều này cho thấy phải chăng là pháp luật không áp dụng công bằng ở tất cả mọi người.

Một điểm không thể không nhắc đến là liệu những quy định tại Nghị định 96 liệu có hợp lý chưa? Pháp luật được sinh nhằm mục tiêu tối thượng là bảo vệ con người và tài sản. Việc đổi 100 USD mà nguồn tiền từ người thân cho tặng không được xem là hành vi mua bán trên thị trường (nhằm mục tiêu kinh doanh) do đó không thể ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ, tỷ giá như mục tiêu tối thượng của Pháp lệnh ngoại hối. Do đó việc những quy định tại Nghị định 96 xử phạt hành vi “trao đổi” ngoại tệ không phân biệt bản chất sự việc, không phân biệt quy mô giao dịch là điều quá vô lý.

Mặt khác, một người dân bình thường chắc chắn rất khó phân biệt được cơ sở nào là đủ điều kiện kinh doanh ngoại tệ. Như vậy, về nguyên tắc pháp luật phải bảo vệ những người “yếu thế này” hoặc hình phạt chỉ mang tính chất tượng trưng “giáo dục” nhưng Nghị định 96 lại trừng phạt một số tiền quá lớn so với bất kỳ một người dân bình thường nào. Rõ ràng Nghị định 96 đang có quá nhiều điểm chưa hợp lý và không phù hợp với nguyên tắc cơ bản, mục tiêu của tối thượng của Luật pháp.

Hoàng Nam

CafeLand (Tài chính – Chứng khoán) 26-10-2018:

https://cafeland.vn/tin-tuc/100-do-la-va-90-trieu-phap-luat-dang-bao-ve-ai-76375.html

(92/1.080)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.431. Cần điều tra, làm rõ việc huy động vốn...

Cần điều tra, làm rõ việc huy động vốn của Công ty cổ phần New...

Trích dẫn 

3.981. Năm 2025 và tương lai của vàng.

Năm 2025 và tương lai của vàng. (ĐĐK) - Giới chuyên gia cho rằng thị trường...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 238,089