(TQ) – Liên tiếp dữ liệu thông tin khách hàng được cho là của Thế giới di động và Concung được đăng tải trên diễn đàn Raidforums – chuyên mua bán thông tin và dữ liệu rò rỉ đã cho thấy vấn đề bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn giao dịch tại Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hổng.
Các dịch vụ rao bán trao đổi thông tin khách hàng xuất hiện nhan nhản trên mạng. – Hình minh họa: Ảnh Vietnamnet
Liên quan đến vụ việc này, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc công ty Luật ANVI cho rằng, người tiêu dùng hoàn toàn không có vai trò gì trong bảo mật thông tin của họ. Bởi khi mua hàng, họ – khách hàng có 2 phương án là chấp nhận hoặc không chấp nhận thực hiện thanh toán. Khi chấp nhận thanh toán, thì việc thông tin có lộ hay không là điều không thể biết trước được.
Ngoài việc bị lộ thông tin khi thanh toán việc mua hàng hóa, Luật sư Trương Thanh Đức cũng cho biết, hiện nay cũng có nhiều trường hợp mời chào người tiêu dùng làm thẻ VIP, thẻ hội viên, nhận tin nhắn các chương trình khuyến mại… và yêu cầu cung cấp thông tin.
Theo Điều 65 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng, phạt tiền gấp 2 lần mức này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật vi phạm có chứa đựng thông tin của người tiêu dùng.
Khi chấp nhận yêu cầu này, đồng nghĩa với việc thông tin cá nhân có thể bị bán bất cứ lúc nào. Bởi vấn đề bảo mật thông tin ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, từ công nghệ đến các cơ quan quản lý, công an, người tiêu dùng và đặc biệt là vẫn còn nhiều doanh để mặc điều này, nên nhân viên thường bán thông tin vô tội vạ. Bằng chứng là các dịch vụ rao bán trao đổi thông tin khách hàng xuất hiện nhan nhản trên mạng./.
Sỹ Trung (T/h)
Tổ quốc (Pháp luật) 12-11-2018:
http://toquoc.vn/thong-tin-ca-nhan-cua-khach-hang-bi-rao-ban-khong-thuong-tiec-20181112094958462.htm
(137/418)