2.081. Tháo gỡ vướng mắc về trần lãi vay cho thị trường bất động sản

(QĐND) – Ngày 14-12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Một số vấn đề bất cập và giải pháp tháo gỡ”.

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, ngày 24-2-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, trong đó, khoản 3, điều 8 quy định khống chế chi phí lãi vay của doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng lợi nhuận để được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Nghị định này nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp chuyển giá, gây sói mòn cơ sở thuế, tuy nhiên, thực tế, doanh nghiệp chuyển giá thường là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cách thức chuyển giá chủ yếu thông qua giá đầu vào, đầu ra hoặc chuyển giá bằng sản phẩm. Trong khi, quy định về trần lãi vay lại ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp BĐS, cản trở việc vay vốn của doanh nghiệp, nộp thuế chồng thuế với cả công ty mẹ và công ty con, chưa phản ánh đúng thực trạng sản xuất, kinh doanh.

 

Đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam chia sẻ thông tin tại Hội thảo.

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ Quốc gia đánh giá, Nghị định 20 có những mặt được là giúp chúng ta theo sát hơn với thông lệ quốc tế, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực băn khoăn với mức trần 20% của chi phí lãi vay so với tổng lợi nhuận do hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu lãi vay cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đồng thời, quy định này cũng chưa phân biệt đối tượng là công ty mẹ-công ty con hay công ty riêng lẻ dẫn đến chưa công bằng giữa các doanh nghiệp. TS Cấn Văn Lực đề xuất mức trần nên nới lên là 30%, điều này cũng phù hợp với hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam thường cao hơn 1,4-1,5 lần so với ở các nước trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế).

So sánh với hoạt động chuyển giá, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhìn nhận, tỷ lệ 20% được quy định tại Nghị định 20 nhằm tránh tình trạng công ty mẹ ở nước ngoài cho công ty con ở Việt Nam vay vốn với lãi suất quá cao, dẫn đến không phải nộp hoặc nộp thuế quá thấp. Tuy nhiên, quy định này không nên áp đặt với các doanh nghiệp Việt Nam cho nhau vay vốn nếu không nhằm mục đích chuyển giá, trốn thuế. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp trong nước phải vay vốn với lãi suất cao, do vậy cần được tính chi phí một cách hợp lý.

Tin, ảnh: MẠNH HƯNG

————

Quân đội Nhân dân (Kinh tế) 14-12-2018:

http://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/thao-go-vuong-mac-ve-tran-lai-vay-cho-thi-truong-bat-dong-san-558081

(122/566)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.430. Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà...

Giá nhà đất "trên trời", ngoại thành Hà Nội có nơi hơn 600 triệu đồng/m2. (VTV)...

Trích dẫn 

3.980. Hoàn thiện khung pháp lý, thị trường bất...

Hoàn thiện khung pháp lý, thị trường bất động sản sẽ có cuộc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 238,041