(NLĐ) – Theo luật sư Trương Thanh Đức, câu chuyện thu nhiều, thu ít phí của các dự án BOT thực chất là gian lận. Vấn đề là gian lận ít thì khó phát hiện, còn gian lận lớn phát hiện được rồi cũng chìm xuồng. Đơn cử như vụ việc ở trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ trước đây.
“Vụ việc ở Pháp Vân – Cầu Giẽ phải đưa những người đứng đầu sai phạm ra xử lý, bản chất là tham ô, số tiền gian lận lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ chứ không ít.
… Chẳng có doanh nghiệp nào điên mà để cả đống tiền hàng tỉ đồng như vậy ở trạm thu phí. Trạm thu phí là chỗ rất phập phù, an ninh không đảm bảo. Trạm nằm ngoài đường cao tốc, xe cộ qua lại nườm nượp, không dại gì mà để tiền nhiều ở đó. Chưa nói, nếu bài bản thì doanh nghiệp phải hợp tác với ngân hàng để chuyển tiền về gửi cho an toàn.
… Giai đoạn đầu khi triển khai thu phí tự động sẽ lộ ra nhiều bất cập, gian lận trong thu phí trước đây, và quan trọng nhất là… doanh nghiệp “không được ăn nữa”. Do đó, nhiều chủ đầu tư BOT sẽ tìm cách chống đối, chây ì chưa triển khai thu phí tự động”.
(Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – cho biết trên Báo Tiền Phong ngày 13-2 xung quanh vụ cướp tiền ở trạm thu phí Dầu Giây).
—————————————————————-
Người lao động (Trích dẫn nóng) 13-02-2019:
(296/296)