2.156. Xóa bỏ ranh giới công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 

(VNB) – Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng phiệu phân chia hai loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH như hiện nay là chưa hợp lý, cần có sự sắp xếp lại.

Phát biểu tại Hội thảo góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp tổ chức sáng nay 20/2, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết: Về bản chất pháp lí và nguyên lí quản trị, điều hành giữa hai loại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và cổ phần là như nhau vì đều là công ty đối vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn như nay. Tuy nhiên luật hiện nay lại qui định về hai loại hình doanh nghiệp này rất khác nhau vì những lí do không chính đáng, không phù hợp thực tế.

Ông Đức lấy ví dụ: Một công ty cổ phần gồm 3 cổ đông là vợ, chồng và con, đã có Đại hội đồng cổ đông, lại buộc phải có thêm Hội đồng quản trị, được bán cổ phần tăng vốn ra công chúng và được tự do chuyển nhượng vốn cổ phần công ty; trong khi đó, công ty TNHH có 50 thành viên có thể có qui mô hoạt động rất lớn, đa quốc gia, thì chỉ có hội động thành viên, không được bán tăng vốn ra công chúng và không được tự do chuyển nhượng vốn công ty. Việc phân chia công ty TNHH là công ty có từ 1 đến 50 thành viên và công ty cổ phần có từ 3 cổ đông trở lên là không hợp lý, ông Đức khẳng định.

“Tại sao giới doanh nghiệp lại “ngược đời” khi lựa chọn mô hình hoạt động công ty cổ phần với cơ chế hoạt động rất phức tạp, rất tốn kém. Đó là vì luật của chúng ta sai, sai ngay từ gốc”, ông Đức nói.

Luật sư Trương Thanh Đức.

Việc phân chia thành hai loại như trên tạo ra quá nhiều sự trùng lắp, dài dòng, phức tạp, rắc rối, vô lí về pháp lí. Ông Đức lấy ví dụ: khoản 8, Điều 1 của Dự thảo Luật sửa đổi qui định, nhà đầu tư “mua cổ phần, phần vốn góp” của tổ chức kinh tế theo một trong các hình thức “mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông” là không chính xác.

Vì sự phân biệt đối xử pháp lí nên chỉ có việc mua cổ phần của công ty cổ phần, chứ không có việc mua phần vốn góp của công ty TNHH và cũng chỉ có việc mua cổ phần từ công ty, mà không mua từ cổ đông (chỉ mua cổ phiếu từ cổ đông, còn với cổ phần là chuyển nhượng).

Hay khoản 5, Điều 2 của dự thảo Luật bổ sung khoản 4 Điều 78 về “Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty TNHH Một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu” có nội dung: Nếu công ty có nhiều người làm đại diện theo pháp luật thì phải có ít nhất một người giữ một trong các chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch công ty hoặc Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc. Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng qui định này bị bỏ sót, phải bổ sung và trở thành phải nhắc lại trong ba điều luật về công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, và công ty cổ phần.

Luật Sư Trương Thanh Đức đề nghị, đã đến lúc phải sửa sai, mạnh dạn xóa bỏ việc phân biệt về số thành viên, mô hình, yêu cầu tổ chức, hoạt động … khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty TNHH. Chỉ cần phân biệt sự khác nhau giữa các công ty khi đạt đến một qui mô cổ đông nhất định, có thể ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý, quyền lợi của cổ đông và công chúng, như từ 11 thành viên (gọi chung là cổ đông) trở lên thì phải thực hiện thêm một số yêu cầu (đã được qui định trong Luật hiện hành với cả hai loại hình công ty). Đặc biệt là công ty đại chúng từ 100 cổ đông trở lên phải thực hiện thêm nhiều yêu cầu cao hơn (hiện nay chỉ đặt ra đối với công ty cổ phần).

Khi đó, công ty có từ 2 đến 10 cổ đông được tổ chức và hoạt động giống nhau (không phân biệt giữa Đại hội đồn cổ đông và Hội đồng thành viên, giữa cổ đông và thành viên, giữa tối thiểu 1 hay 3 cổ đông và tối đa 50 hay bao nhiêu cổ đông.

Khi có từ 11 đến 100 cổ đông trở lên thì phải đáp ứng một số yêu cầu, chẳng hạn có hội đồng quản trị, thành viên độc lập HĐQT, Ban kiểm soát hoặc Ủy ban kiểm toán nội bộ, cơ chế tự do chuyển nhượng cổ phần.

Kiên Dương

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

——————————————————–

Vietnam Biz (Doanh nghiệp) 20-02-2019:

https://vietnambiz.vn/xoa-bo-ranh-gioi-cong-ty-co-phan-va-cong-ty-trach-nhiem-huu-han-120970.html

(894/894)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,985