2.162. Cho vay ngang hàng: Ai chịu trách nhiệm nếu bị đòi nợ kiểu xã hội đen?

(TTVN) – Phía công ty cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng liệu có chịu trách nhiệm nếu bên vay bị khủng bố tinh thân, đòi nợ kiểu xã hội đen.

Phía công ty cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng liệu có chịu trách nhiệm nếu bên vay bị khủng bố tinh thân, đòi nợ kiểu xã hội đen. Ảnh minh họa

Mới xuất hiện ở Việt Nam, mô hình cho vay ngang hàng (P2P) là xu hướng đang phát triển, giúp đẩy mạnh tài chính toàn diện. Lĩnh vực này mau chóng thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp. Mới đây công ty CP Nông nghiệp xanh Hưng Việt – một doanh nghiệp niêm yết trên HNX với mã chứng khoán HVA – đổi tên thành CTCP Đầu tư HVA và thay đổi ngành nghề kinh doanh từ nông nghiệp sang đầu tư và tư vấn tài chính – cùng với tham vọng lợi nhuận nghìn tỷ sau 6 năm hoạt động.

Trước HVA thì cái tên Tima cũng được thị trường lưu ý. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và tư vấn tài chính (Fintech), cung cấp các dịch vụ như tư vấn, kết nối, thẩm định khách hàng và các dịch vụ hỗ trợ vận hành cho đơn vị cho vay.

Cũng giống như Uber, Grab là kết nối người có xe ô tô rảnh rỗi với người có nhu cầu di chuyển, thì các công ty P2P đã làm thay vai trò của ngân hàng, tạo ra một hệ thống mà trong đó hai bên có thể trực tiếp liên lạc và thỏa thuận với nhau. Họ chấm điểm tín dụng và thu phí cho việc kết nối, chứ không phải hưởng từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động.

Vấn đề quan trọng nằm ở vai trò kết nối công ty P2P, hiểu cách đơn giản doanh nghiệp này chỉ giúp người có nhu cầu vay và người có tiền nhàn rỗi gặp nhau sau đó hưởng phí. Còn việc khoản nợ đó ai đảm bảo cho vay, trả nợ?

Một câu khỏi khác, do chỉ có vai trò kết nối nên nếu bên cho vay là tổ chức cho vay nặng lãi, thậm chí là hiệu cầm đồ, sau đó do người vay không trả đúng hạn. Bên cho vay khủng bố đòi nợ kiểu xã hội đen. Xảy ra trường hợp này ai chịu trách nhiệm? Công ty P2P có trách nhiệm liên đới không?

 

Nếu vay ngang hàng nhưng bị đòi nợ kiểu xã hội đen vậy cộng ty P2P có phải chịu trách nhiệm? Ảnh minh họa

Theo Luật sư Trương Thanh Đức (Giám đốc Công ty Luật ANVI) cho rằng “Rủi ro lớn nhất của mô hình P2P là lãi suất cao và nếu không trả nợ đúng hạn sẽ chịu “sức ép lớn” khi bị đòi nợ. Nếu các công ty P2P chỉ đơn giản là môi giới, kết nối giữa người vay và người cho vay, thì khi rắc rối xảy ra, trách nhiệm hoàn toàn do hai bên tự giải quyết. Nhưng nếu công ty P2P tổ chức huy động vốn cho vay thì sẽ vi phạm quy định cho vay của các tổ chức tín dụng”.

Theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng mới được huy động và cho vay vốn. Vì vậy, khi tranh chấp xảy ra, cả người đi vay và người cho vay đều không nhận được sự bảo vệ của pháp luật.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, mô hình cho vay ngang hàng nhiều rủi ro, không nên khuyến khích nhân rộng ở Việt Nam khi chưa có hành lang pháp lý.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sự phát triển của mô hình P2P Lending trên thế giới trong một thập niên gần đây đã tạo ra kênh cung ứng vốn mới trên thị trường. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia, có thể gây ra mất ổn định kinh tế xã hội.

Tại Việt Nam đã xuất hiện một số công ty cung ứng dịch vụ tương tự mô hình các công ty vận hành vay ngang hàng (P2P Lending). Từ thực tế hoạt động, Ngân hàng Nhà nước cho rằng mô hình này còn nhiều bất cập, như việc quảng cáo không minh bạch về mức lợi nhuận, không cung cấp hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải, hoặc tình trạng đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia.

Cơ quan điều hành cảnh báo, nếu xảy ra tranh chấp do việc không đòi được các khoản đã cho vay, người cho vay có thể mất tiền, khó truy đòi trách nhiệm từ các công ty cung ứng nền tảng cho vay ngang hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết hoạt động cho vay ngang hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác như có thể bị đánh cắp thông tin do lỗ hổng bảo mật; một số đối tượng núp bóng giao dịch để trốn thuế, rửa tiền; biến tướng để huy động tài chính đa cấp; hoặc trường hợp nhiều đối tượng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen núp bóng nền tảng P2P Lending để cho vay vượt trần lãi suất.

Trước những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia các nền tảng P2P Lending như đề cập Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân, doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ thông tin, thận trọng khi tham gia các nền tảng P2P Lending.

Hoàng Linh/Sức Khỏe Cộng Đồng

——————————————————–

Tin tức Việt Nam (Tài chính) 20-02-2019:

https://tintucvietnam.vn/cho-vay-ngang-hang-ai-chiu-trach-nhiem-neu-bi-doi-no-kieu-xa-hoi-den-59780

(177/991)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,985