2.167. Cảnh báo trang thông tin điện tử giả mạo ngân hàng

(QĐND) – Chỉ từ đầu tháng 5-2018 đến nay, một loạt ngân hàng lớn như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)… đã phát đi thông báo về các trang thông tin điện tử (trang web) giả mạo các ngân hàng này, dẫn tới nhiều rủi ro.

Đánh cắp dữ liệu người dùng

Cụ thể, Vietcombank ghi nhận một số trường hợp giả mạo ngân hàng điện tử Vietcombank, lợi dụng sự sơ hở của khách hàng để đánh cắp thông tin cá nhân, tên truy cập và mật khẩu dịch vụ, từ đó chiếm đoạt tiền trên tài khoản ngân hàng của khách hàng. Theo đó, ngân hàng cho biết, các trang thông tin điện tử (trang web) giả mạo có tên miền gần giống website của Vietcombank như: mail.www-vietcombank.com.vn; www-vietcombank.com.vn; www.www-vietcombank.com.vn.Trước đó, Vietcombank cũng lên tiếng cảnh báo khách hàng về đường link giả mạo: //homebank247.com có hình thức rất giống với giao diện đăng nhập internet banking của Vietcombank. Vietcombank đề nghị khách hàng lưu ý chỉ giao dịch và sử dụng các dịch vụ tại trang web chính thức và duy nhất của Vietcombank tại địa chỉ www.vietcombank.com.vn cũng như đọc kỹ hướng dẫn giao dịch an toàn luôn được đăng tải trên trang web.

BIDV thì đã phát hiện địa chỉ: //homebank247.com/Bidv giả mạo trang web của ngân hàng. Nhằm bảo đảm an toàn các thông tin đăng nhập dịch vụ cũng như phòng tránh nguy cơ bị lừa đảo, BIDV khuyến cáo khách hàng không đăng nhập vào hệ thống ngân hàng điện tử từ các liên kết (link) giả mạo như trên hoặc từ các liên kết được gửi từ email, thông tin quảng cáo không tin tưởng, không rõ nguồn gốc. Để bảo đảm an toàn, khách hàng cần truy cập website chính thức của BIDV tại địa chỉ http://bidv.com.vn/ và đăng nhập vào các hệ thống ngân hàng điện tử được liên kết từ trang web này.

VietinBank cũng lưu ý khách hàng không truy cập và đăng nhập tài khoản tại các trang web giả mạo website giao dịch ngân hàng điện tử của VietinBank như http://thanhtoanfacebook.com, http://vietinbanking.tk. Do đó, khi giao dịch, khách hàng nên kiểm tra thông tin tên miền trước khi thực hiện đăng nhập. VietinBank chỉ sử dụng duy nhất tên miền www.vietinbank.vn cho khách hàng tại Việt Nam.

Theo thông tin từ các cơ quan quản lý, việc giả mạo website của các doanh nghiệp/ngân hàng có xu hướng gia tăng tại thị trường Việt Nam làm ảnh hưởng đến hình ảnh của các doanh nghiệp, ngân hàng bị giả mạo. Trong một số trường hợp còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, tài sản của khách hàng của các doanh nghiệp hay ngân hàng đó.

Cần thận trọng khi giao dịch trên mạng

Các chuyên gia bảo mật ngân hàng đều khẳng định, tội phạm công nghệ cao có thể dễ dàng chiếm được toàn bộ thông tin cá nhân của chủ thẻ như số tài khoản, mã PIN… hay thậm chí, cả số CVV/CVC ở mặt sau của thẻ tín dụng khi người dùng đăng nhập vào các website giả mạo, để từ đó chiếm đoạt tiền trên tài khoản ngân hàng của khách hàng. Những trang web này được thiết kế giao diện giống hệt với website thật hoặc có tên miền tương tự với trang web chính thức (có thể chỉ cần khác một ký tự) khiến người dùng nhầm tưởng và vô tư nhập các thông tin cá nhân vào đó. Tất cả dữ liệu này đều sẽ bị kiểm soát. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra kỹ thông tin về đường link, website hay ứng dụng mà mình truy cập, tránh mở email hay truy cập vào link không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp cần đăng nhập, có thể gõ địa chỉ trang đích thay vì bấm vào liên kết trong email hay trên mạng xã hội. Một lưu ý khác là phần lớn các website, dịch vụ trực tuyến hiện nay sử dụng kết nối “https”, trong đó, phần đầu của thanh địa chỉ sẽ hiện biểu tượng khóa màu xanh. Trong khi đó, các website giả mạo có thể không xuất hiện đặc điểm này. Ngoài ra, khách hàng cần phải cảnh giác với những tin nhắn lừa đảo thông báo trúng thưởng qua SMS, facebook… Cần lưu ý, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hay địa chỉ email cho người khác trong các trường hợp thông báo trúng thưởng như trên.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, thành viên Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam-VNBA) cho rằng, hiện tại đối với các loại tội phạm sử dụng trang thông tin giả mạo, ngành ngân hàng hay các cơ quan chức năng chủ yếu là cảnh báo khách hàng. Vì trên thực tế khó kiểm soát được các trang thông tin đó, trừ trường hợp máy chủ đặt ở Việt Nam. Các giao dịch công nghệ hiện đại, nhất là trên internet, rất tiện lợi nhưng đồng thời rủi ro cũng cao, rất dễ bị lừa đảo, lợi dụng. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi tiếp cận thông tin trên mạng nói chung và giao dịch tín dụng nói riêng.

HOÀNG GIANG

——-

Quân đội Nhân dân (Kinh tế) 16-5-2018:

http://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/canh-bao-trang-thong-tin-dien-tu-gia-mao-ngan-hang-539021

(132/940)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,423