2.185. Hụi, họ, biêu, phường: Làm sao tránh được vỡ?

(NNVN) – Hụi, họ, biêu, phường (gọi tắt là hụi), là một hình thức huy động vốn của những người ít vốn, cần một số tiền lớn để đầu tư hay mở rộng sản xuất kinh doanh.

Một số người góp cho chủ hụi một số tiền theo thỏa thuận hàng tháng, dồn lại, rồi tháng này người này lấy, tháng sau người khác lấy, cứ như vậy đến hết thì lại bắt đầu nhóm một dây hụi khác. Hụi, lúc đầu là phi lãi suất. Nhưng càng ngày, nhu cầu về vốn càng cao, hàng tháng càng nhiều người muốn lấy trước, vì vậy mà sinh ra lãi suất, và lãi suất càng ngày càng cao.

Ảnh minh họa

Hụi không bị pháp luật ngăn cấm, vì đó hoàn toàn là một thỏa thuận dân sự. Và hình thức huy động vốn này được điều chỉnh bởi Nghị định số 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, nghị định này còn khá nhiều bất cập, và trong xã hội, hàng chục vụ vỡ hụi đã xảy ra, có vụ lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ, đẩy hàng ngàn gia đình vào cảnh trắng tay. Vì việc chơi hụi là hoàn toàn tự phát, chính quyền không nắm được, chỉ khi hụi bị vỡ, người dân mới đến báo. Nhưng lúc đó thì đã muộn, chủ hụi đã ôm tiền hụi bỏ trốn hoặc mất khả năng chi trả.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, ngày 19 /2/2019, Thủ tướng chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 5/4/2019. So với nghị định số 144/2006/NĐ-CP, thì nghị định mới này đã hoàn thiện, chặt chẽ hơn nhiêu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra.

Chẳng hạn, Nghị định số 19 quy định rằng nếu tổ chức một dây hụi mà mỗi lần mở hụi có số tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì phải báo cáo với UBND xã hoặc UBND phường, thị trấn. Nhưng kèm theo đó lại không có chế tài. Bởi vậy, nếu chủ hụi không báo cáo, thì chính quyền cũng vẫn không nắm được, mà có nắm được thì cũng chẳng làm gì được. Hay thỏa thuận lập dây hụi phải được lập thành văn bản và phải được công chứng.

Nhưng trên thực tế, việc thành lập các dây hụi thường chỉ bắt đầu bằng việc một số người quen biết tự nhóm lại với nhau, chọn một người có tín nhiệm làm chủ hụi, rồi cứ thế góp tiền vào. Dây hụi thường là những người ít học, nên chẳng ai biết lập văn bản, đưa đi công chứng cả. Tất cả chỉ là những thỏa thuận miệng. Chủ hụi ghi chép rất qua loa, hụi viên nộp tiền cũng chẳng mấy người lấy giấy biên nhận. Thế nên một khi hụi vỡ, thì mọi thứ cứ rối tinh rối mù, cãi nhau ỏm tỏi. Điều quy định này cũng không kèm theo một chế tài nào.

Rồi việc quy định lãi suất của hụi không được vượt quá 20%/năm, theo LS Trương Thanh Đức (Giám đốc Công ty Luật ANVI), thì quy định này không thuyết phục. Bởi thực tế hiện nay, lãi suất cho vay của các công ty tài chính có khi lên đến 50 hoặc 70%. và quy định này cũng không kèm theo chế tài.

Mục đích của nghị định này là nhằm minh bạch hóa các hoạt động huy động vốn bằng hình thức chơi hụi, ngăn cản việc vỡ hụi, bảo vệ tài sản cho hụi viên.Nhưng, có ngăn cản được hay không, thì còn là một câu chuyện rất dài.

VŨ HỮU SỰ

—————————————————————————-

Nông nghiệp Việt Nam (Vấn đề & dư luận) 27-02-2019:

https://nongnghiep.vn/hui-ho-bieu-phuong-lam-sao-tranh-duoc-vo-post237307.html

(61/637)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,983