2.198. Cấm quảng cáo đối với bia, rượu: Có bảo đảm được lợi ích các bên ?

(ĐBND) – Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, lợi ích kinh tế của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp là những vẫn đề nổi lên tại Tọa đàm về mội số nội dung trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (dự thảo) do Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát tổ chức vào chiều 6.3 tại Hà Nội.

Cấm hay điều chỉnh hành vi?

Những đề xuất cấm việc quảng cáo, khuyến mại, tài trợ đối với bia, rượu có làm giảm hành vi sử dụng của người tiêu dùng hay không là một câu hỏi được các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp (DN) đặt ra trong suốt quá trình góp ý vào dự thảo cũng như tại tọa đàm.

Theo giải trình của Ban soạn thảo, các biện pháp kiểm soát, hạn chế quảng cáo rượu, bia góp phần giảm chi phí của Nhà nước để giải quyết các vấn đề bệnh tật, tử vong, chấn thương và các thiệt hại về KT – XH. Qua đó, cũng giảm chi phí truyền thông, giúp Nhà nước có thêm phần ngân sách tiết kiệm để chi cho phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế. Nhìn từ góc độ của Nhà nước, lợi ích của người tiêu dùng, chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Ngô Trí Long cho rằng, viện dẫn của cơ quan soạn thảo là chưa có căn cứ, thiếu thuyết phục. Bởi, cơ quan soạn thảo chưa cung cấp được các thông tin và số liệu để minh chứng về mối liên hệ nhân – quả giữa việc kiểm soát, hạn chế chi phí quảng cáo về rượu, bia với việc góp phần giảm chi phí của Nhà nước bỏ ra để giải quyết các vấn đề bệnh tật, tử vong, chấn thương và các thiệt hại về KT – XH.

Toàn cảnh tọa đàmẢnh: Thái Bình

Trong khi đó, việc cấm quảng cáo sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của các tổ chức truyền thông của Việt Nam, mất nguồn đầu tư tài trợ cho rất nhiều hoạt động thể thao, văn hóa, quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Khi cấm thì phần lớn doanh thu từ hoạt động quảng cáo được chuyển ra nước ngoài thay vì doanh thu này được phát sinh và ghi nhận tại Việt Nam. Đối với người tiêu dùng, quảng cáo giúp họ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về hàng hóa, dịch vụ và tiến hành so sánh giữa các nhãn hàng trước khi quyết định mua sản phẩm. Ở khía cạnh khác, việc cấm quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đồ uống dưới bất kỳ hình thức nào sẽ vi phạm quyền được cung cấp thông tin của người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, các quy định cấm, hạn chế quảng cáo và khuyến mại, tài trợ đối với rượu, bia sẽ không có tác dụng làm giảm thiểu hành vi lạm dụng đồ uống có cồn. Bởi, nếu DN có quảng cáo hay không thì người tiêu dùng nếu đã uống sẽ vẫn uống. Từ góc độ này, nhiều đại biểu cho rằng, thay vì cấm nên điều chỉnh hành vi lạm dụng, quảng cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Đừng để quy định… “chết yểu”

 Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Việt Nam đã tiến hành khảo sát đánh giá một số tác động trong dự thảo Luật. Trong đó những đề xuất nêu trên được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành cũng như tác động kinh tế đối với việc cấm quảng cáo, tài trợ, khuyến mại. Đặc biệt vấn đề này được nhìn nhận ở quyền lợi của 220.000 lao động đang làm việc trong ngành rượu, bia và nước giải khát.

Trọng tài viên, luật sư Trương Thanh Đức phân tích: Khoản 2, Điều 5 dự thảo quy định các hành vi bị nghiêm cấm, quy định 3 nhóm hành vi bị nghiêm cấm là “quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên dưới mọi hình thức” nhưng Luật Quảng cáo lại không cấm khuyến mại, tài trợ rượu, bia từ 15 độ trở lên. Hơn nữa, dự thảo quy định cấm 3 nhóm hành vi “quảng cáo, khuyến mại, tài trợ”, trong đó có 2 nhóm hành vi “quảng cáo, khuyến mại” thuộc hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Khoản 10, Điều 3, Luật Thương  mại. Vậy “tài trợ” là hoạt động gì và có thuộc về hoạt động “xúc tiến thương mại” hay không? Cho đến nay chưa có văn bản nào giải thích như thế nào là “tài trợ”; trong khi, dự thảo lại không làm rõ nghĩa, nói chính xác hơn là không đưa ra được một khái niệm dễ hiểu về tài trợ thì việc quy định cấm tài trợ có hợp lý?

Liên quan đến những đề xuất cấm bán rượu, bia trên internet, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương Nguyễn Anh Sơn chia sẻ thực tế, hiện nay các cơ quan chức năng chưa quản lý được việc bán hàng trên nền tảng công nghệ như online, zalo, facebook hoặc hàng xách tay… Phải chăng, vấn đề này lại được tiếp cận theo góc độ “không quản lý được thì cấm”? Với sự phát triển của công nghệ thì việc quy định bán hàng trên internet hạn chế được hàng giả, không rõ nguyên gốc xuất xứ. Vậy cần đặt đề xuất này trong hệ thống pháp luật hiện hành, bối cảnh kinh tế hội nhập cũng như thực tế tổ chức thực thi các quy định cấm mang tính chất điều chỉnh hành vi của cá nhân. Điển hình, theo quy định Luật Phòng chống tác hại thuốc lá từ ngày 1.5.2013 cấm người dân hút thuốc nơi công cộng, đặc biệt là trường học, bệnh viện; tuy nhiên, do không có đủ điều kiện nhân lực, tài chính để thi hành xử phạt này, nên đến nay đây là quy định… “chết yểu”. Tương tự như quy định việc xử phạt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng điện thoại di động được quy định tại Nghị định 52/2012 cũng không thể đi vào cuộc sống do ý thức của người dân chưa cao và việc tuyên truyền chưa sâu rộng, thiết thực. Liệu những đề xuất liên quan đến việc quảng cáo, tài trợ tại dự thảo có rơi vào tình trạng như trên?

Thái Bình – Đình Khoa

———————————————————-

Đại biểu Nhân dân (Pháp luật) 07-3-2019:

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=417544

(187/1.153)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,982