2.218. Luật An ninh mạng ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế công nghệ số?

(NDT) – Vì là vấn đề rất nhạy cảm nói chưa đủ, nên tranh thủ gạch mấy đầu dòng để thể hiện rõ hơn quan điểm cá nhân trong việc tham gia Chương trình Truyền hình Nhân Dân hôm trước.

Quay ngày 18-6-2018 tại 71 Hàng Trống, phát ngày 04-7-2018. Xem lại tại đây:

https://nhandantv.vn/thuong-truong-va-phap-luat-so-9-luat-an-ninh-mang-anh-huong-nhu-the-nao-doi-voi-kinh-te-cong-nghe-so-n80601.htm

https://www.youtube.com/watch?v=IhCAYLdbfks

——————————-

Kịch bản

Trung tâm Truyền hình Nhân Dân

Phòng  Kinh tế

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN MỤC “THƯƠNG TRƯỜNG & PHÁP LUẬT” SỐ 09

Thời lượng: 30’; Phát sóng ngày 04/07/2018

STTNội dung: Luật An ninh mạng ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?Hình ảnhTL
1Hình hiệu Chuyên mục “Thương trường & Pháp luật”Hình hiệu15
2

 

   01 Traler ngắn tóm tắt về: Quá trình Quốc hội thông qua Luật An ninh mang ngày 12/6/2018

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet cao nhất thế giới với 58 triệu người dùng internet.

Việc ban hành một bộ luật về an ninh mạng là cần thiết, nhằm ngăn chặn các vấn đề về tội phạm mạng, tấn công mạng, khủng bố qua mạng, bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích của người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của kinh tế Internet.

Vì vậy ngàu 12/6/2018 Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng với số phiếu rất cao

2
3MC: Dẫn vào chương trình, giới thiệu khách mời và giới thiệu chương trìnhMC20
4Phóng sự 1:

Bạn có biết, ở Đức khi đăng nhập facebook thì ngoài việc đồng ý các điều khoản của Facebook còn phải đồng ý chấp hành Luật về an ninh mạng của Đức chuyên về mạng xã hội.

Ngày 17/12/2014, Chính phủ Đức đã nhanh chóng thông qua Luật an ninh mạng nhằm bảo vệ tốt hơn cho công dân và các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Từ đó đến nay, Đức đã trở thành nước đi đầu ở châu Âu trong xây dựng luật an ninh thông tin, tiến tới đưa hạ tầng mạng của quốc gia này vào nhóm an toàn nhất thế giới. Luật an ninh mạng của Đức đã giúp nước này cải thiện tình hình an ninh thông tin của các doanh nghiệp và cơ quan công quyền cũng như bảo vệ tốt hơn cho người dân Đức trên môi trường mạng Internet.

Trong Luật an ninh mạng của Đức quy định khái niệm rõ ràng những điều gì bạn đuợc phép chia sẻ hoặc viết trên Facebook, điều gì bị cấm. Theo đó những điều bị cấm được căn cứ vào bộ luật hình sự Đức bao gồm:

. Điều 86: Phát tán tài liệu của các tổ chức phi chính phủ
. Điều 86a: Sử dụng phù hiệu hoặc biểu tượng các tổ chức trái với Hiến pháp
. Điều 89a: Âm mưu sử dụng bạo lực lật đổ An ninh quốc gia
. Điều 91: Hướng dẫn người khác sử dụng bạo lực đe dọa An ninh quốc gia
. Điều 100a: Tội giả mạo thông tin gây ảnh hưởng đến an ninh đối ngoại
. Điều 111: Công khai xúi giục hành vi phạm tội
. Điều 126: Gây rối trật tự công cộng bằng đe dọa sử dụng hành vi phạm pháp
. Điều 129 tới 129b: Hình thành các tổ chức tội phạm, khủng bố ở trong và ngoài nước; sưu tập về các tổ chức này
. Điều 130: Tội xúi giục (bạo lực, hận thù)
. Điều 131: Diễn tả bạo lực (điều luật này nói về hành vi phân tán các văn hóa phẩm có nội dung bạo lực tàn bạo)
. Điều 140: Tội trả tiền và đồng thuận cho một tội danh hình sự
. Điều 166: Tội nhục mạ tín ngưỡng, tôn giáo cũng như thế giới quan (tư tưởng)
. Điều 184b cùng với 184d: Phân phối, mua lại và sở hữu nội dung khiêu dâm của giới trẻ (184b) và Tạo nội dung khiêu dâm có sẵn bằng Radio hoặc phương tiện truyền thông; Truy xuất nội dung khiêu dâm trẻ em và thanh thiếu niên qua phương tiện truyền thông (184d)
. Điều 185, 186 và 187: Tội xúc phạm, Tội Phỉ báng và Tội vu khống
. Điều 201a: Xâm phạm các khu vực sinh sống cá nhân bằng cách chụp ảnh
. Điều 241: Tội đe dọa
.Điều 269: Tạo bằng chứng giả

Có thể thấy rằng, những điều luật trên không khác gì mấy với những điều luật quy định ngoài thực tiễn cuộc sống tại các luật an ninh quốc phòng, luật hình sự, luật dân sự… Điều đó chứng tỏ Đức đã nhận định không gian mạng đang ngày càng trở thành một môi trường xã hội thu nhỏ sau bàn phím và vì thế nó cần phải có những khắc chế pháp lý cần thiết để đảm bảo tính an toàn, thông suốt và nghiêm minh. Chính vì vậy, ở Đức khi đưa bất cứ gì lên mạng xã hội cũng đều cân nhắc, vì môi trường mạng giống ngoài đời đều có những điều kiện pháp lý ràng buộc.

Hình gạt

 

 

MC dẫn và đọc Off

 

 

 

 

5’

5Mục hiệu tiểu mục “Đối thoại Mục hiệu10”
 

6

Khách mời 1: Ông Nguyễn Minh Phong

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–          Luật an ninh mạng của thế giới? ( Minh anh sưu tầm)

–          Khái quát Luật an ninh mạng, sự cần thiết phải có Luật An ninh mạng ( MC dẫn chứng về những sự vụ không tốt do mạng xã hội..)

–          Những băn khoăn của doanh nghiệp và người dân về Luật này?

MC và khách mời

Tranh luận kịch tính

 

10’

7Mục hiệu tiểu mục “ Phản hồi”
8Phóng sự 2

Luật an ninh mạng được công bố, có những quy định khiến nhiều chuyên gia cũng như doanh nghiệp lo lắng xuất hiện rào cản với nền kinh tế kỹ thuật số là việc yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ thông tin của người sử dụng cũng như yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông (như những dịch vụ xuyên biên giới của Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail, Yahoo Mail, Uber, Grab, YouTube, Twitter), internet phải đặt máy chủ ở Việt Nam.

Theo một số chuyên gia trách nhiệm mà các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện có thể cản trở tính sáng tạo, đổi mới trong hoạt động cung cấp dịch vụ Internet và có thể cản trở sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam.

Đối với yêu cầu đặt cơ quan đại diện, quy định này chưa rõ là cơ quan đại diện ở mức độ nào. Theo (điểm c khoản 1 Điều 4) Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, thì chỉ cần có đầu mối liên lạc ở Việt Nam để có thể trao đổi theo thời gian thực.

Việc yêu cầu phải có đại diện pháp lý là hạn chế quyền kinh doanh và không khả thi vì các doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ xuyên biên giới mà không cần có đại diện tại địa phương, nhất là trong kỷ nguyên số. Đồng thời sẽ hạn chế khả năng tiếp cận những công nghệ và dịch vụ dựa trên việc truyền tải dữ liệu quốc tế của người dùng, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị tác động lớn hơn do có ít nguồn lực hơn trong việc tuân thủ về yêu cầu lưu trữ dữ liệu.

Mục đích chính của Luật An ninh mạng là các nhà cung cấp dịch vụ internet, viễn thông, mạng xã hội cung cấp dữ liệu trên các hệ thống của mình cho cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, khi xuất hiện vi phạm quy định về an ninh mạng để xử lý.

An ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống, có tác động qua lại với các vấn đề an ninh truyền thống là an ninh chính trị và an ninh quân sự. Bên cạnh đó, an ninh mạng còn gắn kết chặt chẽ với an ninh tài chính, tiền tệ, hoạt động ổn định của hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán và sở hữu trí tuệ. Bởi vậy, mục tiêu của Luật An ninh mạng là chống rủi ro cho nền kinh tế số.

Tuy nhiên, Luật An ninh mạng, dữ liệu lưu trữ sẽ không bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp, cũng không yêu cầu hạn chế, lưu trữ tại Việt Nam toàn bộ dữ liệu, mà chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh.

Việc lưu trữ dữ liệu không phải là điều kiện kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong nước không bị ảnh hưởng, còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài cũng không chịu tác động vì trong Luật An ninh mạng, không có quy định nào không cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.

 

MC

 

4’

9Mục hiệu tiểu mục “Phản hồi”10”
10Khách mời 1: Nguyễn Minh Phong

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–          Tội phạm mạng, tấn công mạng, khủng bố qua mạng, bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích của người tiêu dùng gia tăng trong những năm gần đây. Luật An ninh mạng có giải quyết được vấn đề này?

–          Những điều khoản cần làm rõ hoặc chi tiết hóa?

–          Ảnh hưởng gì tới nền kinh tế kỹ thuật số?

–           Quan điểm của Luật sư và chuyên gia kinh tế?

MC: 4’3
11MC: Dẫn kếtMc30’
12Mục hiệu tiểu mục “ Kinh tế tuần qua” 10’’

Chịu trách nhiệm sản xuất: Mai Huyên

Đạo diễn: Phan Hùng

Kịch bản: Vũ Tân

Quay phim máy lẻ:

MC: Minh Anh

Kỹ thuật hậu kỳ: Hữu Tú

     PHÒNG  KINH TẾ                                                          LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM DUYỆT

—————————

Truyền hình Nhân dân (Thương trường & Pháp luật) 04-7-2018:

https://nhandantv.vn/thuong-truong-va-phap-luat-so-9-luat-an-ninh-mang-anh-huong-nhu-the-nao-doi-voi-kinh-te-cong-nghe-so-n80601.htm

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

438. Bình luận về việc xây dựng Trung tâm tài...

Bình luận về việc xây dựng Trung tâm tài chính. (Bình luận sơ bộ...

Phỏng vấn 

4.440. Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất...

Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất đánh thuế thu nhập tiền lãi gửi...

Trích dẫn 

3.997. Chuyên gia lo tiền "chạy" khỏi ngân hàng.

Chuyên gia lo tiền "chạy" khỏi ngân hàng. (DT) - Cần Thơ đề xuất...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 239,815