2.272. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt điện thoại di động: Lo thu đủ nhưng chi đã đúng chưa?

(TT) – Quan điểm của ngành tài chính là thu đúng, thu đủ nhưng nếu không tiết kiệm, chi sai chi không đúng thì dù tăng mức thu, mở rộng đối tượng thu bao nhiêu cũng không đủ.

Qua điểm của ngành tài chính là thu đúng, thu đủ nhưng nếu không tiết kiệm, chi sai chi không đúng thì dù tăng mức thu, mở rộng đối tượng thu bao nhiêu cũng không đủ.

Mới đây, trong văn bản góp ý cho Đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn thuế gửi Bộ Tài chính, UBND TP HCM đề xuất mở rộng một số đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, UBND T PHCM đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế đối với một số hàng hoá, dịch vụ như điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game, dịch vụ thẩm mỹ.

Theo lý giải của UBND TP HCM, nước hoa và dịch vụ thẩm mỹ nên được bổ sung vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vì loại hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm khá cao cấp. Điều này giúp mở rộng điều tiết thuế vào thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ mức khá trở lên.

Đặc biệt, điện thoại di động tuy là hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc nhưng theo UBND TPHCM, điện thoại di động nên đưa vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập từ khá trở lên, có nhu cầu và khả năng thu nhập thường xuyên sử dụng các sản phẩm thế hệ mới.

Trả lời báo chí về đề xuất của TP HCM, ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), cho rằng việc mở rộng cơ sở thuế không chỉ là tăng thuế mặt hàng này hay đưa vào diện thu thuế với hàng hóa, dịch vụ kia mà còn là đưa ra các chính sách, biện pháp để thu đúng, thu đủ, đảm bảo công bằng với các doanh nghiệp.

Với vai trò của mình ngành tài chính phải đảm bảo thu ngân sách theo chỉ tiêu được giao và phải đảm bảo thu đúng, thu đủ. Tuy nhiên vấn đề nuôi dưỡng nguồn thu, tiết kiệm chi ngân sách chưa được đặt ra.

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2017, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 1,289 triệu tỷ đồng.chi thường xuyên 912,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 70,8% tổng thu), chi trả nợ lãi 98,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 7,7% tổng thu). Năm 2018, tổng thu cả năm ước đạt 1,358 triệu tỷ đồng, trong khi chi thường xuyên ước 988,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 72,8%), chi trả nợ lãi 112,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 8,3%).

Nguồn thu ngân sách khó nhưng phần lớn chi thường xuyên, với bộ máy còn cồng kềnh, việc tinh giản biên chế chưa đi đôi với tinh giản đội ngũ công chức, viên chức. Chưa tinh giản được những đối tượng có đạo đức công vụ, trình độ năng lực yếu kém. Ngân sách Nhà nước dành cho chi trả lương vẫn chiếm lớn.

Đã tới lúc chúng ta phải nhận thức rõ ngân sách Nhà nước, hay nói cách khác là tiền thuế của nhân dân, không thể chịu nổi khi chi thường xuyên hàng năm vẫn chiếm hơn 60% tổng chi ngân sách Nhà nước. Số tiền còn lại chi cho quốc phòng an ninh, chi trả nợ vậy tiền đâu để đầu tư phát triển.

Trở lại đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điện thoại di động của TP HCM, trao đổi với phóng viên Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, không có căn cứ nào hợp lý để áp thuế khi đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho các mặt hàng như điện thoại, nước hoa.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, thuế tiêu thụ đặc biệt để đánh vào loại hàng hoá, dịch vụ xa xỉ hoặc có hại, hoặc vì lý do nào đó mà nhà nước thấy rằng không khuyến khích sử dụng. Mặt hàng điện thoại di động là vật dụng thiết yếu, thông dụng với số thuê bao ngang bằng với dân số mà đánh thuế tiêu thụ đặc biệt thì có thể đánh thuế bất kỳ hàng hoá, dịch vụ nào.

Luật sư Đức cho rằng, khi điện thoại di động mới xuất hiện thị trường Việt Nam giá lên đến hàng nghìn USD nhưng cũng không tính thuế. Trong khi hiện nay điện thoại di động trở nên phổ biến, giá thành đa dạng đề xuất đánh thuế là không hợp lý.

Ông Đức cũng nêu quan điểm cho rằng, đề xuất của TP HCM là lỗi tư duy, tư duy đánh thuế tận thu. Đồng thời cho rằng, muốn thu được nhiều thuế thì phải nuôi dưỡng nguồn thu bền vững, tăng tiêu thụ để tăng nguồn thu, chứ không phải là tăng thuế trên sản phẩm thiết yếu và đại trà.

Theo thông lệ quốc tế thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối tượng tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa dịch vụ không thật cần thiết cho nhu cầu của con người, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhưng không thể cấm hoặc tác động xấu đến môi trường. Thuế tiêu thụ đặc biệt có đối tượng chịu thuế hẹp, thuế suất cao.

Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần (khi có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ) trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng với điều kiện trong quá trình đó, hàng hóa không thay đổi công năng, tính năng sử dụng, hình dáng thể hiện.

Hoàng Linh/Sức Khỏe Cộng Đồng

—————

Tin tức Việt Nam (Tài chính) 11-5-2019:

https://tintucvietnam.vn/thue-tieu-thu-dac-biet-dien-thoai-di-dong-lo-thu-du-nhung-chi-da-dung-chua-68127

(259/1.073)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,953