2.327. VCCI vào cuộc, Asanzo của ông Phạm Văn Tam được minh oan?

(ĐB) – Mới đây, tổ công tác của VCCI đã có buổi làm việc với đại diện tập đoàn Asanzo của ông Phạm Văn Tam về những cáo buộc gian lận xuất xứ sản phẩm trong…

Theo biên bản làm việc, ngày 25/7/2019, tại Văn phòng VCCI Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (VCCI-HCM), nhóm giúp việc Tổ công tác VCCI gồm ông Trần Ngọc Liêm, Phó Giám đốc; ông Nguyễn Hữu Nam, trưởng phòng Pháp chế; ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng phòng Pháp chế đã làm việc cùng Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần (CTCP) Tập Đoàn Asanzo.

Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi về một số vấn đề “nóng” liên quan đến các sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Asanzo trong thời gian gần đây như phản ánh của báo Tuổi trẻ về việc ghi nhãn sản phẩm với linh kiện nhập khẩu, sử dụng thương hiệu “Made in VietNam” lừa dối người tiêu dùng, thực hư về Cty Sa Huỳnh…

Cụ thể, ông Phạm Văn Tam cho biết, CTCP Asanzo có lắp ráp hàng điện tử từ các linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc. Các sản phẩm lắp ráp được dán nhãn có ghi xuất xứ Việt Nam, được lưu thông và bán ra tại Thị trường trong nước.

Ông Phạm Văn Tam cho rằng việc cơ quan chức năng chậm đưa ra kết luận thanh tra có thể đẩy tập đoàn Asanzo đến bờ vực phá sản.

Ngày 21.06, báo Tuổi trẻ có loạt bài phản ánh nội dung Công ty Asanzo đã lừa dối người tiêu dùng khi nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc từ Trung Quốc, không thực hiện công đoạn sản xuất nào nhưng ghi nhãn mác “Made in Vietnam”.

Theo kết luận của VCCI, hiện nay, Pháp luật về xuất xứ hàng hóa (như Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 và nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018) hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết (như FTA ASEAN-Trung Quốc) chỉ có quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, không có quy định về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước như trường hợp của Công ty Asanzo.

“Khoản 2 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP đã nêu rõ, doanh nghiệp được chọn cách ghi cụm từ “xuất xứ”. Trong trường hợp này doanh nghiệp buộc phải ghi kèm tên nước sản xuất ra hàng hóa đó tức phải ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa mới đúng quy định pháp luật. Việc ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn cho hàng hóa thuộc loại này chỉ có giá trị thể hiện hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam, tuân thủ quy định pháp luật ghi nhãn hàng hóa của Việt Nam.” Trích văn bản làm việc của tổ công tác VCCI với đại diện Asanzo.

Ngoài ra, tại điều 3 nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 và nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 đều có giải thích về sản xuất hàng hóa: “Sản xuất” là các phương thức để tạo ra hàng hoá bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, đánh bắt. đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

“Như vậy, nếu Việt Nam là nơi thực hiện hoạt động lắp ráp các linh kiện nhập khẩu thành hàng điện tử thành phẩm thì sẽ là nước sản xuất ra hàng hóa này. Việc ghi trên nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật.” VCCI khẳng định.

Ngoài ra, với thông tin Công ty Sa Huỳnh là một công ty con của CTCP Tập đoàn ASANZO bóc nhãn mác trên lò vi sóng rồi dán nhãn “Made in Vietnam” trên thành phẩm nhập khẩu nhưng khai báo với Cơ quan hải quan là linh kiện. Ông Phạm Văn Tam cho biết, Công ty Asanzo và cá nhân không góp cổ phần vào Công ty Sa Huỳnh, cũng như một số công ty khác mà báo chí nêu là công ty con của Asanzo có vi phạm.

“CTCP Tập đoàn ASANZO không bao giờ có quy trình bóc tem dán nhãn mác mới lên sản phẩm mà chỉ có dán thêm tem phụ lên sản phẩm để bảo hành, không phải nhãn mác như báo chí nêu” Ông Tam cũng khẳng định.

Tuy được VCCI đưa ra những kết luận có lợi, tuy nhiên, hơn 2 tháng qua, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào đưa ra kết luận cho vụ việc tập đoàn Asanzo bị “tố” gian lận xuất xứ.

Mới đây, ông Phạm Văn Tam đã viết tâm thư gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc cơ quan chức năng chậm trễ đưa ra kết luận thanh tra sản phẩm thương hiệu Asanzo khiến doanh nghiệp lâm vào bước đường cùng. Nếu ngày 30/8/2019 vẫn chưa có kết luận, Asanzo phải xem xét vấn đề tuyên bố phá sản.

Trao đổi với Dân Việt về vụ việc của tập đoàn Asanzo, LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: “Về vấn đề nhãn hàng, vì chúng ta đã có quy định yêu cầu bắt buộc phải ghi ở nghị định 43 nên theo tôi, nếu có xảy ra tranh chấp, chỉ trong 15 phút có đánh giá sơ bộ, sau 3 ngày phải trả lời dứt khoát có vi phạm hay không. Ở đây, tôi thấy vấn đề là lỗ hổng của pháp luật gây ra tình trạng xập xí xập ngầu, làm ngơ, vô trách nhiệm làm giết chết không chỉ một mà hàng nghìn doanh nghiệp”.

——————

Đấu báo (Kinh doanh) 30-8-2019:

http://daubao.com/vcci-vao-cuoc-asanzo-cua-ong-pham-van-tam-duoc-minh-oan/thi-truong/2354944.html

(114/995)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,930