2.389. Quy định phong toả tài khoản đẩy rủi ro cho người dân

(NĐT) – Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt. Góp ý cho dự thảo, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng nên cân nhắc quy định phong toả tài khoản khách hàng.

Sáng nay (11/12), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp Dự thảo nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt (thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP).

le-anh-dung

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN

Trình bày tham luận tại dự thảo, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết, Nghị định 101/2012/NĐ-CP đã qua 6 năm triển khai, với những nội dung quan trọng ảnh hưởng sâu rộng, là nền tảng pháp lý cho các hoạt động thanh toán và trung gian thanh toán, tao điều kiện cho các loại hình mới như thanh toán điện tử, thanh toán di động. Do sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, yêu cầu hội nhập, một số quy định của Nghị định cần được sửa đổi, bổ sung.

Dự thảo có 7 chương, 44 điều, thể hiện các chính sách mới về đồng bộ pháp lý về tiền điện tử, quản lý các hoạt động thanh toán xuyên biên giới, cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản, hoạt động đại lý thanh toán, hoàn thiện quy định về dịch vụ trung gian thanh toán, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán.

Quy định phong toả tài khoản đẩy rủi ro cho người dân

Tại Dự thảo NHNN cũng đề xuất bổ sung thêm một số quy định về vấn đề phong tỏa tài khoản thanh toán. Cụ thể, tài khoản có thể bị phong tỏa trong các trường hợp như tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện và có bằng chứng về việc tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể phong tỏa tài khoản khi phát hiện có nhầm lẫn, sai sót hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền.

Theo Ngân hàng Nhà nước, quy định này nhằm bảo vệ và giúp khách hàng lấy lại được tài sản đã chuyển nhầm cho người khác.

Góp ý cho quy định trên, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng cần hết sức cẩn trọng để tránh tình trạng bị lợi dụng, gây rủi ro rất lớn cho các bên liên quan. Chẳng hạn, bên thanh toán chuyển tiền, đã có thông báo chuyển thành công, bên bán hàng hoàn toàn tin tưởng giao hàng nhưng sau đó do một lý do nào đó, tài khoản có thể bị phong tỏa và bên bán hàng vẫn không nhận được tiền dù hàng đã chuyển.

Theo đó, ông Đức cho rằng, quy định có thể mong muốn giúp ngăn chặn, hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp nhưng trên thực tế có thể lại khuyến khích gian lận, đẩy rủi ro pháp lý cho khách hàng.

Ông Đức đề xuất chỉ nên để những cơ quan có thẩm quyền như Toà án, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu phong toả tài khoản, để tránh rủi ro, hệ luỵ xấu tới hoạt động kinh doanh, sản xuất của khách hàng.

Không nên giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại đầu tư vào dịch vụ trung gian thanh toán

Về quy định giới hạn đối với tỷ lệ tối đa phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 49% trong dự thảo, Luật sư Đặng Thanh Sơn, Công ty Luật Baker & Mckenzie’s góp ý, cho rằng chưa hợp lý, không phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký và cũng trái với Luật Đầu tư của Việt Nam.

Ông Sơn cho biết, hiện nay Việt Nam đã mở cửa để ngân hàng 100% vốn nước ngoài có thể hoạt động vậy tại sao lại đóng khung quy định vốn góp của nhà đầu tư ngoại ở lĩnh vực dịch vụ trung gian thanh toán ở mức 49%. Cùng với đó, các nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện Việt Nam ra toà án quốc tế vì vi phạm các cam kết mở cửa đã ký trước đó.

Theo đó, ông Sơn đề xuất nên mở quy định về tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán để chúng ta có cơ hội được học hỏi những công nghệ, cách quản lý mới.

Đồng quan điểm với ông Sơn, đại diện đến từ AmCham Việt Nam cũng cho biết, không chia sẻ quan điểm của NHNN rằng giới hạn sở hữu nước ngoài ở mức 49% sẽ giúp thu hút nhà đầu tư nước ngoài, AmCham lo ngại rằng quy định này sẽ đi ngược lại mong đợi chính đáng của nhà đầu tư. Trên phương diện thị trường, giới hạn sở hữu nước ngoài có thể tạo ra rào cả bất lợi đối với nhà đầu tư nước ngoài có thể tạo ra rào cản bất lợi đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào doanh nghiệp dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam.

“Đề xuất giới hạn sở hữu nước ngoài sẽ gửi đi thông điệp rằng Việt Nam không chào đón đầu tư nước ngoài và cũng có thể gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư”, AmCham nhấn mạnh.

Trình bày quan điểm của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) về vấn đề trên, ông Phùng Anh Tuấn, Chủ tịch VAFI cho biết, hiện nay Fintech rất cần vốn đầu tư nước ngàoi để phát triển (đầu tư cho công nghệ, thị trường, nhân lực), việc hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ kìm hãm sự phát triển của Fintech.

Theo đó, đại diện VAFI cho rằng, Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong các lĩnh vực liên quan: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán. Vì vậy, quan ngại về an ninh, an toàn tiền tệ trong lĩnh vực trung gian thanh toán là không hợp lý.

Ghi nhận những đóng góp cho dự thảo của các luật sư, doanh nghiệp, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp và có những điều chỉnh phù hợp trong nghị định khi ban hành.

——————

Nhà đầu tư (Tài chính) 11-12-2019:

https://nhadautu.vn/quy-dinh-phong-toa-tai-khoan-day-rui-ro-cho-nguoi-dan-d31338.html

(195/1.155)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,915