2.401. Cần nâng cấp thành luật các quy định liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt

(TG) – Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc tiếp tục ban hành quy định về thanh toán không dùng tiền mặt dưới hình thức Nghị định là không hợp lý, chỉ nên coi là giải pháp tạm thời.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt gồm cả việc hạn chế sử dụng ngoại hối, tức là hạn chế quyền của công dân thì phải được quy định cụ thể trong luật. Đáng chú ý, việc sử dụng ngoại hối là vấn đề liên quan trực tiếp đến nước ngoài nên quy định bằng văn bản dưới luật là không bảo đảm cơ sở pháp lý cần thiết.

Ngoài ra, nếu giao dịch dân sự vi phạm các điều cấm trong pháp lệnh và Nghị định thì sẽ không bị vô hiệu như trước đây. Hiện nay giao dịch dân sự chỉ vi phạm điều cấm của luật thì mới bị vô hiệu theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 về “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự”.

Cũng theo ông Đức, trong trường hợp xây dựng Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt như một giải pháp tạm thời thì cần xem xét gộp nghị định này với Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt vì 2 nghị định này giống nhau về đối tượng áp dụng, gồm 3 nhóm chính là Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thanh toán.

Tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp Dự thảo nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt (thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP), ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt là một xu hướng ngày càng phát triển. Chính phủ, NHNN thời gian qua đã có nhiều nỗ lực để đưa chủ trương, chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống một cách thành công.

Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là văn bản quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán, các doanh nghiệp thụ hưởng dịch vụ và đông đảo người dân, do đó được sự quan tâm chú ý của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Đại diện cơ quan dự thảo, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho hay, Nghị định 101/2012/NĐ-CP đã qua 6 năm triển khai, với những nội dung quan trọng ảnh hưởng sâu rộng, là nền tảng pháp lý cho các hoạt động thanh toán và trung gian thanh toán, tạo điều kiện cho các loại hình mới như thanh toán điện tử, thanh toán di động.

Do sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, yêu cầu hội nhập, một số quy định của Nghị định cần được sửa đổi, bổ sung. Quan điểm xây dựng Nghị định thể hiện nhất quán là thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế tối đa các hoạt động sử dụng tiền mặt để giảm chi phí, tạo sự minh bạch trong nền kinh tế, tạo điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại, hạn chế các rủi ro trong giao dịch, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, các doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực thanh toán.

Tuệ Minh

————

Thương gia 13-12-2019:

http://thuonggiaonline.vn/can-nang-cap-thanh-luat-cac-quy-dinh-lien-quan-den-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-28051.htm

(272/612)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,891