2.408. Luật sư Trương Thanh Đức: ‘Có nhiều quy định rất ngớ ngẩn mà không biết bao giờ mới sửa’

(VNF) – Theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến bất động sản còn vướng mắc, nhiều quy định rất ngớ ngẩn mà gần như không ai phát hiện ra và không biết bao giờ mới sửa.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

Thảo luận tại diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên với chủ đề “Xu thế dòng tiền vào bất động sản 2020” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 19/12, ông Đức cho rằng có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến thị trường bất động sản là kinh tế, pháp lý và chính trị.

Về kinh tế, ông Đức nhận định đây là yếu tố rất thuận lợi bởi kinh tế của Việt Nam vẫn đi lên. Tuy nhiên về pháp lý, các luật hiện nay vẫn đang chồng chéo nhau, nhất là về đất đai, bất động sản, condotel… và đây là nguy cơ lớn về lâu dài.

“Tôi cho rằng năm 2020 về kinh tế vẫn tốt, vấn đề pháp lý thì chưa có gì sáng sủa. Vấn đề này không có gì mới hay cũ mà là vấn đề muôn thuở”, ông Đức nhận định.

Giám đốc Công ty Luật ANVI cũng cho rằng câu chuyện condotel vừa qua không thể hiện xu hướng tương lai sắp tới của thị trường bất động sản.

“Tôi cho rằng thị trường bất động sản trong thời gian tới vẫn tốt. Nếu là tôi, nếu có tiền tôi vẫn đầu tư. Còn lợi nhuận trên dưới 10% là không có gì xa lạ, rất bình thường, bởi lãi suất ngân hàng hay cổ phiếu cũng có lợi nhuận như vậy. Còn nói lợi nhuận đầu tư bất động sản mà chỉ 3-4% thì chẳng ai đầu tư làm gì”, ông Đức nói.

Nhận định về thị trường bất động sản trong năm 2020, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng thị trường vẫn phát triển ổn định trong năm 2020 và những năm tiếp theo, đặc biệt là condotel có tiềm năng rất lớn.

Tuy nhiên, vị luật sư này cho rằng hiện vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý còn vướng mắc. “Chúng ta có những quy định rất ngớ ngẩn mà gần như không ai phát hiện ra và không biết bao giờ mới sửa”.

Ông Đức lấy ví dụ: có quyền sở hữu về tài sản là có mọi quyền nhưng doanh nghiệp có quyền sở hữu bất động sản lại không được phép thế chấp (chỉ được thế chấp ở ngân hàng), cộng thêm việc không được huy động vốn sớm và vốn bất động sản phụ thuộc vào ngân hàng.

“Đây là sai lầm, cần phải sửa những điều khoản như thế này bởi nó gây ảnh hưởng lâu dài, làm méo mó nguyên lý của thị trường bất động sản”, ông Đức nêu quan điểm.

Trân Lưu

————-

VietnamFinace (Diễn đàn VNF) 19-12-2019:

https://vietnamfinance.vn/luat-su-truong-thanh-duc-co-nhieu-quy-dinh-rat-ngo-ngan-ma-khong-biet-bao-gio-moi-sua-20180504224232711.htm

 (498/526)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,889