2.440. Xử lý nợ xấu – Nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

(NDTV) – Luật sư Trương Thanh Đức cùng với TS Cấn Văn Lực và MC Minh Anh.

Quay ngày 04-12, phát 30’ trong chuyên mục Bàn tròn, Truyền hình Nhân Dân ngày 09-12-2018.

Truyền hình Nhân dân ( Bàn tròn) 09-12-2018:

https://m.nhandantv.vn/thuong-truong-va-phap-luat-c1074.htm

——————-

Đăng trên FB

Nỗi sợ nợ xấu.

Nợ xấu đông hơn châu chấu & biến tấu khôn lường với muôn đường đau nhức.

Mặc dầu đã xử lý được ty tỷ rồi đấy, nhưng vẫn còn đầy bất cập, rắc rối, gian nan, lăn tăn, nhăn nhó, khó khăn.

“Xử lý nợ xấu – Nhiều nút thắt cần tháo gỡ”
Bàn tròn 30′ Truyền hình Nhân Dân ngày 09-12-2018:

https://m.youtube.com/watch?v=mkgshP63TO

! Mỗi ngày 1 luật !

 —————

Kịch bản:

TRUNG TÂM

TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN

 

KỊCH BẢN (ĐỀ CƯƠNG)

PHÓNG SỰ, CHUYÊN ĐỀ, PHIM TÀI LIỆU

-Mã số: 01-KBTS/THND

-Ngày hiệu lực: 01-2-2015

-Lần sửa đổi:     02

Nguồn: Sản xuất

Tên tác phẩm:  Xử lý nợ xấu-Nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Thể loại: talk show/tọa đàm

Thời lượng: 30 phút

Phóng viên: Hoàng Hà-Lê Khôi

Quay phim:

Đọc dưới hình:

Kỹ thuật dựng: Hoàng Huy

PHÒNG KINH TẾ

TTNội dungHình ảnhThời lượngGHI CHÚ
1Hình hiệu:
                                                         BÀN TRÒN
  
2Trailer mở đầu: Theo số liệu báo cáo tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2018 của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ( VAMC ), năm 2018, VAMC đặt kế hoạch xử lý 140.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua, chiếm hơn 45% tổng dư nợ gốc nội bảng (307.932 tỷ đồng). Việc mua nợ xấu theo giá trị thị trường tối thiểu 6.600 tỷ đồng.Kể từ khi thành lập tháng 10/2013 – 31/12/2017, công ty đã mua 26.221 khoản nợ của 16.269 khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Năm 2017, VAMC đã thu hồi được 30.700 tỷ đồng,  luỹ kế đến hết năm 2017. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, VAMC đã thu hồi được tổng cộng 81.489 tỷ đồng nợ xấu đã mua. Tổng dư nợ gốc nội bảng tính đến hết năm 2017 là 307.932 tỷ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỷ đồng.Nhìn trong toàn hệ thống ngân hàng, sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42 của Quốc hội Quyết định 1058 của Thủ tướng về xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng, từ năm 2012 đến hết tháng 6/2018, hệ thống ngân hàng đã xử lý được 785,93 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu còn 2,09%, giảm so với cuối năm 2016 (2,46%), tuy vẫn cao hơn cuối năm 2017. Số cặp tổ chức tín dung (TCTD) sở hữu chéo đã giảm từ 7 cặp xuống còn 1 cặp.  Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2012 đến hết tháng 6/2018, toàn hệ thống các Tổ chức tín dụng đã xử lý được 785,93 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó 6 tháng đầu năm nay, hệ thống Tổ chức tín dụng xử lý ước đạt 58,80 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc giải quyết được gốc rễ của tình trạng nợ xấu vẫn còn là bài toán cần lời giải?

Ghi chú: đánh chữ và số in đậm

Hình tư liệu30’’
3Gạt:

XỬ LÝ NỢ XẤU-NHIỀU NÚT THẮT CẦN THÁO GỠ

  
4INTRO: Thưa quý vị và các bạn, nợ xấu thường được ví là “cục máu đông” của nền kinh tế. Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời được xem như “chìa khóa” để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã phát sinh những vướng mắc. Việc khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế và vấn đề “hậu xử lý nợ xấu” vẫn đang nhận được sự quan tâm từ thị trường. Để cùng bàn luận,xin mời quý vị gặp gỡ:

– Luật sư Trương Thanh Đức

– TS.Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã tham dự chương trình.

 

 

 
5Phần I: Tình hình nợ xấu hiện nay

  1. NHNN thành lập VAMC với mục đích chủ yếu là giải quyết nợ xấu và lành mạnh hoá tài chính trong các tổ chức tín dụng, ông đánh giá thế nào về hiệu quả cho đến lúc này?
  2. Có ý kiến cho rằng việc xử lý tạm thời đống nợ khổng lồ là đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng và đem vào bảng cân đối kế toán của VAMC, tức là chuyển nợ xấu sang chỗ khác để ngân hàng làm đẹp sổ sách. Như vậy, ông có nghĩ rằng: số nợ xấu vẫn còn chưa tìm được đầu ra?
  3. Công tác xử lý nợ xấu vẫn đang còn nhiều vướng mắc liên quan đến tài sản đảm bảo, nhất là vấn đề xử lý tài sản đảm bảo là dự án bất động sản còn dở dang, chưa có thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng thế nào đến quá trình xử lý nợ xấu, thưa ông?

4. Con số nợ xấu công bố đã phản ánh hết mức độ nợ xấu của nền kinh tế chưa hay mới chỉ phản ánh tình trạng nợ xấu trong các tổ chức tín dụng, thưa ông?

   
6Phóng sự 1: nợ xấu và hệ lụy gây ra cho kinh tế Việt Nam trong thời gian qua3’ 
7Phần II: Nguyên nhân gây ra nợ xấu

  1. Hàng loạt món nợ xấu mà chủ yếu là bất động sản có giá trị khủng từ vài trăm đến hàng ngàn tỉ đồng được VAMC lẫn các ngân hàng ra sức rao bán nhưng rất hiếm thương vụ giao dịch thành công, nhiều khoản nợ phải giảm giá sâu mà chưa bán được. Theo công, cần tháo gỡ vướng mắc này thế nào?
  2. Hết năm 2018, nhiều ngân hàng ráo riết bắt tay xử lý nợ xấu, tuy nhiên quá trình thực hiện công việc này đang rất khó khăn. Nếu tính cả lượng nợ xấu vẫn “nằm” tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nợ xấu nội bảng của các ngân hàng thương mại khoảng 145.000 tỷ đồng.Theo ông, nguyên nhân của tình trạng này do đâu?
  3. Có chuyên gia cho rằng VAMC phát hành trái phiếu để hoán đổi nợ xấu cho ngân hàng dựa theo mệnh giá nợ ,nhưng lại không trả lãi và cũng không có giá trị đáo hạn. Ông có cho rằng chính điều này đã không tạo động cơ để VAMC có thể xử lý nợ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất?
  4. Nhiều ngân hàng thương mại không xử lý được nợ xấu nên để đấy, tạo thành hình thức “nuôi nợ”. Ông có cho rằng cách làm của VAMC đang sử dụng cũng có xu hướng này?
   
8Phóng sự 2: phân tích của chuyên gia về xử lý nợ xấu đã được VAMC thu mua, hướng khắc phục nhằm hạn chế thấp nhất nợ xấu trong thời gian tới 3’ 
9Phần III: Xử lý nợ xấu đã được VAMC mua như thế nào?

  1. Về nguồn tiền để mua nợ xấu, hiện nay không có ngân sách để xử lý. Hơn nữa, nếu dùng tiền tươi thóc thật mua nợ xấu thì tiền sẽ ra thị trường ngay và gây ra lạm phát. Do đó, cần làm gì để xử lý khối nợ xấu khổng lồ, thưa ông?
  2. Nếu không nhanh chóng xử lý những khoản nợ xấu lớn, nguy cơ nợ xấu sẽ tiếp tục “phình” to tại nhiều ngân hàng. Cần giải pháp nào để tháo gỡ tình hình này, thưa ông?
  3. Ở nước ngoài người ta xử lý nợ xấu như thế nào, thưa ông?
  4. Từ thực tế xử lý nợ xấu thời gian qua, ông có kiến nghị gì về cơ chế, chính sách mua bán nợ xấu để tạo hành lang pháp lý thuận lợi?
 
10
OUTTRO
: Thưa quý vị và các bạn, để xử lý tốt nợ xấu, cần một thị trường mua bán nợ hoàn thiện, do đó, cần một cơ chế hoạt động ổn định và một nguồn vốn đủ lớn để xử lý khối nợ xấu khổng lồ. Qua thực tế của việc mua bán nợ xấu trong những năm qua, Ngân hàng nhà nước cũng cần rà soát, sửa đổi để hoàn thiện các điều khoản đánh giá thực chất về các khoản nợ xấu và minh bạch đấu giá nợ xấu, nhằm giải quyết “đầu ra” của nợ xấu sau khi được mua vào.Thưa quý vị, chương trình “Bàn tròn” phát sóng lúc 15h Chủ nhật và phát lại lúc 15h thứ 3, 19h thứ 4, 10h thứ 6 hàng tuần trên THND. Quý vị có thể xem trên trang web: nhandantv.vn và trên Youtube: Truyền hình Nhân Dân.

Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và xin kính chào tạm biệt.
 

 

    BAN GIÁM ĐỐC                                            LÃNH ĐẠO PHÒNG

    (Ký, ghi rõ họ tên)                                                (Ký, ghi rõ họ tên)

 

BIÊN TẬP VIÊN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,979