2.459. TS Huỳnh Thế Du: Không cho tăng giá khẩu trang là lợi bất cập hại

(SKCĐ) – Theo góc nhìn của các chuyên gia pháp chế và chuyên gia kinh tế, việc tăng giá khẩu trang không phải chỉ có tác hại.

Giữa lúc dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra đang là mối lo ngại lớn của người dân thì hành động nâng giá bán của các cơ sở kinh doanh là không thể chấp nhận được đối với người tiêu dùng.

Theo số liệu của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), tính từ ngày 31/1-4/2, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 2.180 cửa hàng do tăng giá, không niêm yết giá bán khẩu trang; tạm giữ 466.326 chiếc khẩu trang các loại.

Những ngày qua, thường xuyên xảy ra tình trạng khan hiếm, “đội giá” các mặt hàng thiết yếu trong mùa dịch như khẩu trang y tế, nước rửa tay, nước sát trùng, găng tay. Thậm chí các cơ sở kinh doanh, các quầy thuốc ở chợ thuốc cũng treo biển “Không bán miễn hỏi”. Hành động này khiến dư luận bức xúc, cho rằng đây là hành vi vô đạo đức, lợi dụng tình hình dịch bệnh để chuộc lợi và cần phải xử lý ngay.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia pháp chế và chuyên gia kinh tế, việc tăng giá khẩu trang giữa dịch viêm phổi cấp do chủng mới virus corona gây ra chưa hẳn đã toàn là tác hại.

Chuyên gia pháp chế Nguyễn Minh Đức (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI). Ảnh: Dân Việt

Cụ thể, theo chuyên gia pháp chế Nguyễn Minh Đức (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI), việc nâng giá giữa lúc nhu cầu đang cao là một câu hỏi muôn thuở về đạo đức và kinh tế học.

Theo chuyên gia, việc tăng giá khẩu trang là hành vi vô đạo đức vì sẽ tước đi cơ hội tiếp cận hàng hoá thiết yếu của khá nhiều người không có đủ điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, việc tăng giá này cũng sẽ giúp tăng nguồn cung.

“Người bán lẻ sẽ muốn bán nhiều hơn vì lãi lớn. Người vận chuyển cũng sẽ chở nhiều hơn vì có thể đòi được tiền cước cao hơn. Doanh nghiệp sẽ cho máy móc chạy hết công suất để sản xuất nhiều hơn. Công nhân được trả lương cao hơn khi tăng ca. Nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội sẽ đầu tư nhiều hơn để mong kiếm lời khi có thảm hoạ tiếp theo”, chuyên gia pháp chế Nguyễn Minh Đức nêu quan điểm.

Cùng quan điểm này, luật sư Trương Thanh Đức (Giám đốc Công ty Luật ANVI) cho biết: “Tăng giá là phương thuốc vạn năng để tăng cung. Cuối cùng chỉ có tăng cung mới giải quyết được nhu cầu!”.

Về vấn đề này, TS Huỳnh Thế Du – Trường ĐH Fulbright Việt Nam nhận định: Việc bắt buộc những người bán không được tăng giá (áp dụng giá trần) khẩu trang khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra là “lợi bất cập hại”.

Biểu đồ phân tích của ông Huỳnh Thế Du

Theo ông Huỳnh Thế Du phân tích, khi không có dịch cúm xảy ra, đường cung và đường cầu của thị trường cân bằng ở một điểm. Khi có dịch bệnh, nhu cầu tăng đột biến, theo cơ chế thị trường thì giá của mặt hàng khẩu trang sẽ tăng lên và một lần nữa cung và cầu cân bằng ở một điểm. Nếu nhà nước không cho tăng giá hoặc áp giá trần như khi không có dịch cúm xảy ra thì sẽ tạo ra sự thiếu cung hoặc thừa cầu. Lúc này thị trường chợ đen sẽ hoạt động và đẩy giá của khẩu trang lên.

TS Huỳnh Thế Du – Trường ĐH Fulbright Việt Nam

“Do việc cấm không cho tăng giá mà người tiêu dùng cuối cùng phải trả một giá cao hơn so với thị trường tự do rất nhiều. Như vậy là lợi bất cập hại”, TS. Du nói.

Kiều Đỗ (t/h)

————-

Sức khoẻ cộng đồng (Quan điểm) 05-02-2020:

https://baosuckhoecongdong.vn/ts-huynh-the-du-khong-cho-tang-gia-khau-trang-la-loi-bat-cap-hai-151435.html

(37/731)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,855