2.469. Vì sao bất động sản dễ bị lợi dụng rửa tiền?

(ĐV) – Việc gia tăng quá nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp trong phân khúc nhà ở cao cấp và trung cao cấp cũng có thể nhằm mục đích rửa tiền

Trên thực tế, tình trạng mua nhà của người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ vẫn diễn ra nhiều năm nay, với nhiều căn nhà có giá lên tới triệu USD. Đặc biệt, dù theo quy định của Việt Nam, cá nhân ra nước ngoài chỉ được phép mang không quá 5.000 USD/người khi xuất cảnh, thì vẫn có hàng trăm người chuyển được tiền tỷ mua nhà.

Trước đó, vào năm 2015, TS Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, từng chỉ ra con số giật mình: 33 tỷ USD của Việt Nam đã bị chảy ra nước ngoài bất hợp pháp trong 6 năm, từ 2008 – 2013.

Vị chuyên gia giải thích, đằng sau con số ấy là nhập lậu và có dấu hiệu tham nhũng. Cụ thể, Việt Nam đang gặp hai vấn đề: Thứ nhất, là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn. Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt tác động xấu tới sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.

Thứ hai là tình hình làm ăn khuất tất ở Việt Nam có vẻ tăng và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn qua dạng kiều hối. Lý do là vì khả năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay nói rõ ra là không thể. Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo cơ hội cho việc làm giầu không minh bạch là điều khó chấp nhận.

Theo TS Vũ Quang Việt, không thể biết rõ được tiền từ Việt Nam chảy ra nước ngoài chi vào đâu, nhưng thông tin từ Hội Địa ốc Mỹ cho thấy đó là nguồn quan trọng để tham khảo. Theo ước lượng của ông Việt, tiền từ Việt Nam chuyển ra nước ngoài đã tăng nhiều so với các năm trước.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng, cho rằng tình trạng rửa tiền phổ biến nhất hiện nay vẫn là lĩnh vực bất động sản mà nguyên nhân chính vẫn là cho phép giao dịch bằng tiền mặt và việc kê khai tài sản không minh bạch.“Trong nhiều vụ án do lực lượng công an điều tra bắt giữ cho thấy, hiện một người có thể sở hữu rất nhiều đất đai nhà cửa. Việc sở hữu số lượng bất động sản nhiều và lớn là do hầu hết các giao dịch mua bán đều bằng tiền mặt, hơn nữa tài sản lại được đứng tên bởi bất cứ ai mà không có ai theo dõi, không có người quản lý”, luật sư Trương Thanh Đức nói.

Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ, hiện có tới gần 1 triệu báo cáo kê khai tài sản của các quan chức. Tuy nhiên, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng con số này gần như không có ý nghĩa bởi thực tế cho thấy chúng ta gần như chưa phát hiện ra được vụ nào đáng ngờ hoặc sai sót.

“Đối với lĩnh vực bất động sản chúng ta còn chưa quản lý được thì làm sao có thể quản lý được những loại tài sản phức tạp hơn như cổ phiếu, vàng bạc, kim cương… Bởi lẽ, trong giao dịch mua bán, người mua có thể lách bằng cách nhờ bất cứ ai đứng tên thông qua nhiều cách khác nhau”, luật sư Trương Thanh Đức chỉ rõ.

Thành Luân


Đất Việt (Thị trường) 15-01-2019:

http://baodatviet.vn/bat-dong-san/thi-truong/vi-sao-bat-dong-san-de-bi-loi-dung-rua-tien-3372854/?paged=2

 (270/718)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.427. Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng.

Gần tết cảnh giác với tội phạm ngân hàng. (HTV1) - Chương trình có...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,438