(VOV2) – Thời gian vừa quan, xảy ra nhiều vụ “bỗng dưng” khách hàng bị mất tiền ở sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng mà chủ tài khoản không hề thực hiện giao dịch. Không những thế, thời gian giải quyết các vụ việc kéo dài ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng vào sự an toàn khi để tiền ở ngân hàng. Một câu hỏi được đặt ra, trách nhiệm của ngân hàng ở đâu khi tiền của khách hàng “không cánh mà bay”? Luật sư Trương Thanh Đức, sẽ đưa ra góc nhìn của mình trong Chuyện hôm nay.
VOV2 (Chuyện hôm nay) 21-01-2019:
https://www.facebook.com/VOV2DAITIENGNOIVIETNAM/videos/2241335572853504/
———————————
Đăng trên FB
Vẫn nhức nhối câu chuyện mất tiền gửi, kể từ sau khi ngân hàng của nàng Huyền Như dâm dừ luật pháp.
Khách hàng chót sai mà ngân hàng làm đúng thì cũng không thể mất tiền liên miên, vô duyên, ngang nhiên & tuỳ tiện như vậy.
VOV2 trực tiếp 15’ Chuyện hôm nay, 17h ngày 21-01-2019 (từ phút 11 – 26):
https://www.facebook.com/VOV2DAITIENGNOIVIETNAM/videos/2241335572853504/
! Mỗi ngày 1 luật !
——————————–
Kịch bản:
CHƯƠNG TRÌNH 30 PHÚT CÙNG VOV2
CHUYỆN HÔM NAY
Phát sóng: 17h00 PL 21h00 – VOV2 thứ hai20/01/2019
Thực hiện: Thu Hà
Tổ chức sản xuất:
Duyệt: Lãnh đạo phòng Lãnh đạo Ban
THỜI GIAN | NỘI DUNG | T ĐỘNG/ ÂM THANH/ Q. BÁ |
Nhạc TM Chuyện hôm nay Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Thời gian qua, xảy ra nhiều vụ “bỗng dưng” khách hàng bị mất tiền ở sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng mà chủ tài khoản không hề thực hiện giao dịch. Không những thế, thời gian giải quyết các vụ việc kéo dài ảnh hưởng đến niềm tin vào sự an toàn khi để tiền ở ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trách nhiệm của ngân hàng ở đâu khi tiền của khách hàng “không cánh mà bay”? Tiết mục chuyện hôm nay sẽ bàn luận chủ đề này. Bây giờ xin nhường lời cho biên tập viên Thu Hà. 1. Hà: Thưa quý vị, xin được trân trọng giới thiệu với quý thính giả, khách mời cùng tham gia bàn luận với chúng ta ngày hôm nay là luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI; Thành viên Ban chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng (Hiệp hội ngân hàng Việt Nam). Khách mời: Chào giao lưu thính giả và MC…. 2. Hà: Thưa ông, trước đây, nếu có tiền nhàn rỗi, dù nhiều hay ít, tôi cũng như những người thân trong gia đình thường chọn cách gửi tiền vào ngân hàng. Bây giờ lương của chúng tôi cũng được cơ quan trả qua tài khoản tại ngân hàng. Thế nhưng giờ đây, chúng tôi rất lo lắng bởi tiền của mình có thể “bốc hơi” lúc nào không hay vì thực tế gần đây đã xảy ra không ít vụ mất tiền tại nơi mà ai cũng tin rằng để tiền ở đó là an toàn, bảo đảm nhất. Tôi xin kể một số vụ điển hình: Box thông tin: – Hồi tháng 9/2017, trên 400 tỷ đồng của hơn 20 khách hàng tại Ngân hàng OceanBank chi nhánh Hải Phòng đều “biến mất” dù họ không giao dịch gì. -Năm 2018, khách hàng Chu Thị Bình ở thành phố Hồ Chí Minh bị “bốc hơi”hơn 245 tỷ đồng tại ngân hàng Eximbank Chi nhánh TPHCM. -Ngày 17/1 vừa qua, vợ chồng chị Nguyễn Thị H (ở xã Nghi Ân, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) đã trình báo gửi cơ quan công an, đề nghị vào cuộc làm rõ vụ việc vợ chồng chị gửi ngân hàng Vietcombank 1,5 tỷ đồng nhưng số tiền này đã “bốc hơi”. Vâng, những vụ mất tiền ở ngân hàng mà BTV chương trình vừa tổng hợp phần nào cho thấy sự bất an của những người dân không phải là vô lý. Vậy thưa ông, thực tế hiện nay, gửi tiền ở ngân hàng có thực sự an toàn hay không? Khách mời trả lời: 3. Hà: Một hệ thống khác cũng được nhiều người lựa chọn và tin dùng thời gian qua đó là hệ thống ATM hoặc thẻ tín dụng, thế nhưng người dùng cũng đã mất tiền. Vậy hệ thống bảo mật thông tin khách hàng có tuyệt đối được hay không khi mà các khách hàng liên tiếp lên tiếng vì tiền để ở tài khoản ngân hàng mà vẫn bị móc mất? Khách mời trả lời: 4. Hà: Một số người cho rằng, khi tiền để ở ngân hàng mà bị mất, lỗi của khách hàng chiếm tới 70%, thậm chí là 90% nhưng lỗi của ngân hàng lại chỉ chiếm một phần lỗi không đáng kể, thậm chí là không có lỗi. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Vì sao lại có tỷ lệ chênh lệch như vậy khi mà khách lại không rành về thủ tục để tự bảo vệ bản thân? Khách mời trả lời: 5. Hà: Những vụ việc diễn ra liên tục khiến nhiều ý kiến đặt ra lo ngại những vụ mất tiền như trên sẽ còn tiếp diễn khi pháp luật và cơ chế tại các ngân hàng chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Ông có nhìn nhận như thế nào về vấn đề này? Khách mời trả lời: 6. Hà: Ngoài ra, có chuyên gia còn nhận định, hệ thống pháp luật về tổ chức tín dụng và cơ chế hoạt động của ngân hàng còn nhiều “lỗ hổng”, khiến các cá nhân, tổ chức có ý đồ xấu tạo được nhiều phương thức “lách luật” để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.Điều này có đúng không, thưa ông? Do pháp luật của chúng ta còn lỏng lẻo hay thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi? Khách mời trả lời: 7. Hà:Thưa ông, có nhiều vụ tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng bị “bốc hơi”, trong các vụ việc này, hầu hết khách hàng đều rất mệt mỏi để đòi lại số tiền bị mất. Vậy trách nhiệm của ngân hàng, của khách hàng trong vụ việc này như thế nào? Vì thực tế có nhiều vụ 2 bên không có tiếng nói chung dẫn tới phải kiện nhau ra tòa án? Khách mời trả lời: 8. Hà:Để giải quyết triệt để tình trạng này, các bên như: khách hàng, ngân hàng và Nhà nước cần phải làm gì? Khách mời trả lời: 9. Hà:Trước tình hình bất an của người gửi tiền cũng như người có tài khoản tại ngân hàng, ông có thể đưa ra lời khuyên cho thính giả, làm sao để gửi tiền vào ngân hàng được an toàn nhất? Làm sao để biết tiền của mình có còn hay đã bị mất? Nếu bị mất thì phải trình báo đến cơ quan nào Khách mời trả lời: 10. Hà:Thưa quý vị và các bạn! Để khách hàng tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng, bên cạnh việc nâng cao kiến thức trong việc bảo mật thông tin cho người gửi tiền, ngân hàng cũng cần phải nâng cao kỹ năng, quy trình quản lý nhân sự của đơn vị mình. Cùng với đó, Nhà nước cũng cần xây dựng chính sách đủ mạnh để bảo vệ người gửi tiền, có như vậy mới không còn tình trạng mất tiền, chiếm dụng tiền ở ngân hàng. Một lần nữa xin cám ơn luật sư Trương Thanh Đức; Thành viên Ban chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng (Hiệp hội ngân hàng Việt Nam) đã tham gia chương trình./. |
|