2.487. Kinh doanh tâm linh – Nhìn từ góc độ kinh tế & Luật pháp.

(NDTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, tham gia đối thoại trên Truyền hình Nhân Dân (Thương trường & Pháp luật) 06-02-2019:

Thương trường & Pháp luật ngày mùng 2 Tết Kỷ Hợi, 06-02-2019.

Xem tại đây

https://m.nhandantv.vn/kinh-doanh-tam-linh-nhin-tu-goc-do-k…

https://www.youtube.com/watch?v=_X65vIUSwug

—————–

Đăng FB

Tâm linh kinh doanh.

BOT cửa chùa. Chùa giầu, chùa nghèo & chùa siêu lợi nhuận.

Bất an trước những cảnh màn chùa mua thần, bán thánh, hối lộ giời phật.

Nhập nhằng giữa đầu tư kinh doanh hàng hoá, dịch vụ với công đức, từ thiện, tâm linh.

“Kinh doanh tâm linh – Nhìn từ góc độ kinh tế & Luật pháp”, Truyền hình Nhân Dân, Thương trường & Pháp luật 18h ngày 07-02-2019 mùng 2 Tết Kỷ Hợi:

https://m.nhandantv.vn/kinh-doanh-tam-linh-nhin-tu-goc-do-k…

! Mỗi ngày 1 luật !

 ———————–

Kịch bản:

Trung tâm Truyền hình Nhân Dân

Phòng  Kinh tế

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN MỤC “THƯƠNG TRƯỜNG & PHÁP LUẬT” SỐ 24 – Mùng 2 Tết

Thời lượng: 30’; Phát sóng ngày 30/1/2019

STTNội dung: Kinh doanh tâm linh – Nhìn từ góc độ kinh tế & Luật phápHình ảnhTL
1Hình hiệu Chuyên mục “Thương trường & Pháp luật”Hình hiệu15
2

 

Trailer: Những hình ảnh nhếch nhác tiền lẻ và thu phí vào khu vực Đền – Chùa

“BOT đền chùa”: Có tiền mới được vào cửa Phật?

Tại chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), mỗi phật tử khi đến viếng Phật phải mua vé ngoài cổng với giá 10.000 đồng/người. Ban quản lý lập 2 điểm bán vé ở 2 cổng vào. Chùa Tây Phương (Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) cũng tiến hành bán vé vào chùa với giá 10.000 đồng/người….

Lý giải cho việc thu phí ở Yên Tử, Lãnh đạo UBND TP. Uông Bí cho hay, TP Uông Bí đã tổ chức lấy ý kiến của nhiều cấp, ngành, Giáo hội Phật giáo tỉnh và tỉ lệ thống nhất thu phí đạt hơn 90%.

Còn UBND huyện Thạch Thất có hẳn bảng công khai lý lo thu phí là: Căn cứ Nghị quyết số 20/2016 ngày 6/12/2016 của HĐND TP. Hà Nội về thu phí, lệ phí; Căn cứ QĐ số 53 ngày 28/12/2016 và QĐ số 58 ngày 31/12/2016 của UBND TP Hà Nội…

Tóm lại, việc thu phí vào chùa được viện dẫn bởi nhiều quyết định, nghị quyết, hội nghị… rất đúng quy trình. Tuy nhiên, những điều đó khiến nhiều người ngỡ ngàng, bức xúc và không thể đúng quy trình thực hành tâm linh.

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/clip-nong/le-hoi-2018-du-khach-dong-loat-to-phi-len-yen-tu-cao-431513.html

https://videofly.vn/tin-tuc/thu-phi-yen-tu-lieu-co-dung-quy-dinh-vtc1-xa-hoi-vtc1-tin-tuc-03-03-2018_video733233997575998626.html

2
3MC: Dẫn vào chương trình, giới thiệu khách mời và giới thiệu chương trìnhMC20
4Phóng sự 1: Thực trạng

Tháng Giêng là tháng “ăn chơi” và cũng là chuyện ở khu tâm linh Yên Tử, Quảng Ninh. Chính quyền nơi đây với mong muốn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hành hương, đã bỏ ra cả ngàn tỷ đồng tu bổ, tôn tạo, xây cáp treo tiện lợi đủ bề, có hẳn một quần thể trung tâm văn hóa Trúc Lâm Yên Tử với khu lưu trú, giải trí thuộc phân khúc cao cấp với tên gọi “Dưỡng chân tâm”.

Có xây cất, tất nhiên phải có hoàn vốn, có “BOT cửa chùa”. Người chỉ muốn đi lễ chùa cũng phải nộp phí tham quan 40.000 đồng/người lớn, ai cũng giống ai, người trần và Đức Phật chỉ biết thở dài, muốn có “tâm” đầu tiên phải có tiền.??

Chỉ vì đó là ngành kinh doanh “siêu lợi nhuận”. Cái gì chúng ta cũng cần: Cần tiền trùng tu, tu bổ, tôn tạo, cần lòng thành… Song cốt lõi vẫn là sự minh bạch các khoản thu, không để đồng tiền đè lên cả văn hóa ứng xử trong cái thời cơ chế thị trường.

Những nhà quản lý đã và sẽ lý giải việc bán vé vào chùa là để “tái đầu tư”, phục vụ việc tu bổ, tôn tạo di tích. Xưa nay, việc góp công, góp của tô tượng, đúc chuông là việc làm công đức, tạo phước của chúng sinh. Hàng nghìn ngôi chùa đã được xây dựng, tu bổ bằng cách đó mà không cần phải bán vé.

Nay tổ chức bán vé chẳng khác gì cách BOT nơi cửa Phật. Cứ đà này, nếu số tiền dần tăng lên thì chẳng lẽ chỉ người có tiền mới được đến cửa chùa. Người nghèo chẳng lẽ chỉ đứng trước cổng chùa mà bái Phật? Không lẽ đến với Phật, tâm không thôi chưa đủ mà phải có tiền??? Đức Phật chưa bao giờ dạy chúng sinh như vậy.

chuyên gia

Hình gạt

 

 

MC dẫn và đọc Off

 

 

 

 

5’

5Mục hiệu tiểu mục “Đối thoại Mục hiệu10”
 

6

Khách mời 1:

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Khái niệm “BOT cửa chùa”  nói nên điều gì?

–       Tâm linh và giáo lý nhà Phật?

–       Kinh doanh nơi đền chùa ảnh hưởng thế nào đến xã hội?…….

MC và khách mời

Tranh luận kịch tính

 

10’

7Mục hiệu tiểu mục “ Phản hồi”
8Phóng sự 2:

Theo quy định của Pháp luật khu tâm linh như đình, chùa là di tích lịch sử văn hóa thể hiện tín ngưỡng, tôn giáo thì việc người dân đến hành hương khấn lễ là quyền tự do đi lại, không một doanh nghiệp hay cá nhân nào được phép thu tiền vé vào hay nhận tiền cúng lễ của phật tử. Tâm linh cũng không phải là một ngành nghề được phép kinh doanh vì thế không có việc được phép thu lợi bất chính tại những nơi này.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa là di tích lịch sử mang tính tâm linh này không cần quản lý. Thực tế luôn cần phải có một cơ quan quản lý riêng biệt với dự án, đây là cơ quan trung gian đứng ra quản lý giữ gìn cảnh quan, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ quản lý tiền công đức quyên góp được của phật tử, sử dụng và nhận tiền công đức vào việc trùng tu tôn tạo cảnh chùa, không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lợi.

Theo đó, những cá nhân, tổ chức nào lợi dụng các vấn đề về tâm linh để trục lợi là vi phạm pháp luật. Một số điều luật được quy định cụ thể như sau:

Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Thu tiến vé vào chính là trục lợi cá nhân, lợi dung để thu tiền bất hợp pháp là vi phạm pháp luật.

–       Đối với hành vi thu vé bất hợp pháp vào các khu đề chùa mang tính tâm linh, tín ngưỡng của công dân chính là việc xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều 129 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

–       Kinh doanh tâm linh là không được phép. Như vậy, dịch vụ này không có đăng ký kinh doanh cũng như không có trong nội dung đã đăng ký kinh doanh. Các dự án khu du lịch không được cấp phép kinh doanh mà vẫn tiến hành quản lý và thu lợi trực tiếp các khu tâm linh, tín ngưỡng là sai trái. Đây chính là tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Một mùa xuân đã đến gõ cửa từng nhà, với mỗi người là biết bao kỳ vọng tốt lành trong năm mới. Đầu tư phát triển du lịch tâm linh là một xu hướng mới, đáng trân trọng nếu nó gắn với phát triển dịch vụ cho những địa phương nghèo khó và góp phần nuôi dưỡng truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam. Nhưng sẽ hay hơn nếu những công trình đó ít “huy động vốn” kiểu “xã hội hoá” từ xu hướng tín ngưỡng có phần thái quá thì đi lễ đầu năm mới đúng ý nghĩa nhân văn vốn có của người Việt.

PV: Chuyên gia

MC4’
9Mục hiệu tiểu mục “Phản hồi”10”
10Khách mời 1:

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Thu phí vào chùa, đền có đúng quy định của pháp luật?

–       “ xã hội hóa” xây dựng chùa đền nhìn từ chuyên gia và luật sư?

–       Khu du lịch tâm linh thường gắn với chùa đền vậy làm thế nào để người dân đi lễ không phải mất phí?

–       Quan điểm của chuyên gia và luật sư?……

MC: 4’3
11MC: Dẫn kếtMc30’

Kịch bản: Vũ Tân

Quay phim máy lẻ:

MC: Minh Anh

Kỹ thuật hậu kỳ: Hữu Tú

     PHÒNG  KINH TẾ                                                                                                   LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM DUYỆT

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,954