2.492. Gần 5.000 tỷ hồi tố tiền thuế cho doanh nghiệp – động thái cần thiết trước tác động của dịch Covid-19

(TQ) – Sau khi tham khảo ý kiến của đa số thành viên chính phủ, Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm không hồi tố khoản thuế liên quan đến trần lãi vay trong giai đoạn 2017-2018.

Theo nguồn tin của chúng tôi, ngày 30/3, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Thủ tướng chính phủ về việc tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3 điều 8 Nghị định 20/2017.

Việc nâng trần lãi vay từ 20% lên 30% và tính theo lãi thuần đã nhận được sự đồng thuận tuyệt đối. Tuy vậy điều mà rất nhiều doanh nghiệp mong chờ là hồi tố các khoản thuế đã nộp cho năm 2017 và 2018 đã không được như kỳ vọng.

Mặc dù đa số các thành viên Chính phủ đồng ý với phương án hồi tố nhưng Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm không hồi tố.

Một trong những điều Bộ Tài chính lấy lý do là việc hồi tố sẽ khiến ngân sách phải hoàn trả khoảng 4.875 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo chuyên gia trong ngành Tài chính, ngành thuế có thể hoàn toàn xử lý được việc này bằng cách trừ vào số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp trong các kỳ tính thuế tiếp theo, khi đó sẽ không ảnh hưởng đến quyết toán ngân sách nhà nước các năm 2017, 2018, không phát sinh việc hoàn trả thuế từ ngân sách nhà nước nên không cần phải bố trí thêm nguồn thu để bù đắp như Bộ Tài chính lo ngại.

Trước đó, trong văn bản của Bộ Tư pháp, cơ quan này cho hay Luật hiện cho phép nếu doanh nghiệp có số tiền thuế đi nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp thì được bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Có thể thấy, trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp đều đang rất khó khăn do tác động của Covid-19, hàng loạt doanh nghiệp phải tạm dừng nhiều mảng kinh doanh quan trọng, nếu được hồi tố – dù chỉ là khấu trừ dần vào các kỳ sau – cũng sẽ là một liều “vắc xin” quan trọng giúp các doanh nghiệp củng cố năng lực tài chính, tiếp tục duy trì đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đồng nghĩa với việc nguồn thu ngân sách trong tương lai sẽ tiếp tục được tăng lên.

Hàng loạt các chính sách hỗ trợ với quy mô lớn đang được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp do vậy việc sửa đổi Nghị định 20 lần này rõ ràng cũng nên theo xu hướng chung đó, huống chi, con số này chỉ gần 5.000 tỷ đồng.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, việc cho hồi hay không chính là thể hiện thái độ của cơ quan quản lý đối với các vấn đề còn tồn tại của Nghị định này cũng như cách xử lý khó khăn của doanh nghiệp.

“Nếu đó là quy định đúng, là hợp lý thì không cho hồi tố, trừ trường hợp Nhà nước muốn tạo thêm điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp khó khăn. Ngược lại, nếu đó là quy định sai, là bất hợp lý thì cần phải cho hồi tố để thể hiện trách nhiệm sửa sai, gây khó khăn không đáng có cho doanh nghiệp”, ông Đức cho hay.

Trương Lương

————-

Tổ quốc (Kinh doanh) 31-3-2020:

http://toquoc.vn/gan-5000-ty-hoi-to-tien-thue-cho-doanh-nghiep-dong-thai-can-thiet-truoc-tac-dong-cua-dich-covid-19-4202031323225083.htm

(114/612)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,842