2.543. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng ‘cứu cánh’ tín dụng đen đang gặp khó

(TTVN) – Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI Thông tư 53 của Ngân hàng Nhà nước chỉ giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ trong quản lý còn hạn chế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

to-chuc-tin-dung-phi-ngan-hang-cuu-canh-tin-dung-den-dang-gap-kho
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Thông tư 53 của Ngân hàng Nhà nước chỉ giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ trong quản lý còn hạn chế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. 

Trong bối cảnh tín dụng đen đang ngày càng trở nên bất cập, hoạt động tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân…được xem là “cứu cánh” cho đối tượng vay vốn “dưới chuẩn” (tức không đáp đứng điều kiện vay của ngân hàng).

Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước ban hàng Thông tư 53/2018/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ gây khó khăn cho đơn vị mở thêm chi nhánh.

Theo đó, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá 03 chi nhánh trong 01 năm tài chính khi đáp ứng các điều kiện sau: Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;

Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị. Điều kiện này không áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp hồ sơ đề nghị vào năm thứ hai tính từ ngày khai trương hoạt động;

Tại thời điểm đề nghị không bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp không cho mở rộng địa bàn hoạt động;

to-chuc-tin-dung-phi-ngan-hang-cuu-canh-tin-dung-den-dang-gap-kho
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng ‘cứu cánh’ tín dụng đen đang gặp khó. 

Tại thời điểm đề nghị không vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 4% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ…

Theo Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 53 nhằm tạo lập hành lang pháp lý, hỗ trợ tổ chức tài chính phi ngân hàng phát triển hệ thống trên cơ sở thích hợp với đặc thù loại hình này.

Đánh giá thông tư của Ngân hàng Nhà nước, Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng cho rằng, quy định của thông tư tiếp cận vấn đề một cách khác biệt so với trước.

Thay vì mở chi nhánh không có giới hạn chỉ phụ thuộc vào năng lực, vào vốn, vào khả năng phát triển của ngân hàng thì với thông tư này đã “chặn đứng” dù doanh nghiệp có tốt bao nhiêu, nhu cầu bao nhiêu cũng chỉ được phép mở 3 chi nhánh trong 1 năm với tổ chức hoạt động trên 1 năm.

“Thông tư mới dễ cho cơ quan quản lý khống chế tổng số chi nhánh tốc độ phát triển mạng lưới của ngân hàng, đặc biệt là không vượt quá giới hạn đặt ra. Tuy nhiên, nó lại có mặt trái vậy câu chuyện của cạnh tranh, của năng lực sẽ bị hạ thấp, người ta chỉ cần ở mức tối thiểu (nợ xấu dưới 4%) có thể mở được 3 chi nhánh. Cuối cùng tạo ra rào cản”, Luật sư Đức nói.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức nhu cầu vay vốn rất lớn vì thế ngoài việc xây dựng tổ chức tín dụng thật sự lớn tầm cỡ khu vực cũng cần có tổ chức tín dụng vi mô phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân.

Từ trước đến nay chúng ta có quy định như chưa tạo ra được tổ chức tín dụng nhỏ có uy tín với quy định này tiếp tục tạo nên sự hạn chế cho phát triển tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

to-chuc-tin-dung-phi-ngan-hang-cuu-canh-tin-dung-den-dang-gap-kho

“Để thực sự vì phát triển chung của ngành ngân hàng, vì nền kinh tế nói chung với lĩnh vực đặc thù nên xem xét cơ chế ngoại lệ, cơ chế đặc biệt khi đáp ứng được điều kiện nào đó thay vì chỉ dựa vào quy định chung”, Luật sư Đức nói.

Theo các chuyên gia kinh tế, để giải quyết dứt điểm tình trạng tín dụng đen nhất thiết cần phải có một chiến lược tài chính nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức qua ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân…

Đặc biệt, cần mở rộng và phát triển mạnh mẽ hệ thống tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của xã hội.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi – nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính, kinh nghiệm từ sự phát triển của thị trường tín dụng tiêu dùng tại nhiều quốc gia đều cho thấy với sự hiện diện của công ty tài chính sẽ giúp thị trường tài chính tiêu dùng phát triển tích cực và lành mạnh hơn, hướng khách hàng đến một kênh tài chính chính thống có sự quản lý của Nhà nước.

Theo bà Mùi, để góp phần đẩy lùi tín dụng đen, trước hết cần có giải pháp để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty tài chính ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài chính của người dân chính là giải pháp quan trọng để đẩy lùi “tín dụng đen”.

——————

Tin tức VN (Bất động sản) 11-03-2019:

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng ‘cứu cánh’ tín dụng đen đang gặp khó (tintucvietnam.vn)

(302/1.083)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.978. Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế...

Thưởng Tết - niềm vui giảm sút vì thuế thu nhập cá nhân. (DĐDN)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,943