2.574. Điều gì thu hút với bất động sản nghỉ dưỡng ở khu kinh tế đặc biệt?

(Bnews) – Dịch COVID-19 khiến thị phần khách quốc tế giảm nhưng xu thế tất yếu là sự gia tăng của thị phần du lịch nội địa, mở ra cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là tại các khu kinh tế đặc biệt.

Tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng ở khu kinh tế đặc biệt. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Đây cũng chính là nội dung của tọa đàm do Tạp chí Bất động sản Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức sáng 9/6 tại Hà Nội thu hút sự tham của các chuyên gia kinh tế vĩ mô, lĩnh vực đô thị, kiến trúc, xây dựng, luật sư và lãnh đạo nhiều doanh nghiệp.

Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 khiến thị phần khách quốc tế giảm, nhưng xu thế tất yếu là sự gia tăng của thị phần du lịch nội địa, mở ra nhiều cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, nhất là tại các khu kinh tế đặc biệt trong tương lai như Vân Đồn, Phú Quốc…
Những khu vực này được đánh giá là có quy hoạch đồng bộ, tầm nhìn dài hạn, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiềm năng, thị trường ở những khu vực này còn dư địa phát triển rất lớn do khả năng khai thác dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng cao và có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi thuế…
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận xét, với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và bờ biển dài, chính trị – an ninh ổn định, an toàn, bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển.
Nhiều dự án tầm cỡ khu vực và thế giới, đạt tiêu chuẩn cao cấp đã được xây dựng tại các địa phương trên cả nước, đặc biệt những tỉnh, thành phố ven biển, như Đà Nẵng, Phú Quốc và gần đây nhất là Vân Đồn, ông Hà dẫn chứng.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tổng nguồn cung bất động sản du lịch năm 2019 đạt 18.425 sản phẩm, lượng giao dịch thành công đạt 6.700 sản phẩm.
Nhiều dự án bất động sản du lịch có quy mô lớn với tổ hợp dịch vụ khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế và được đầu tư bởi các chủ đầu tư uy tín, do các tập đoàn nước ngoài có thương hiệu quản lý vận hành, được các nhà đầu tư quan tâm, tỷ lệ hấp thụ đạt trên 70%…
Với chủ trương đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2025 thu hút ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu khách trong nước, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt khoảng 80 tỷ USD, mức tăng trưởng bình quân 13 – 14%/năm thì chắc chắn nhu cầu về bất động sản du lịch sẽ còn nhiều dư địa để phát triển – ông Hà phân tích.
Theo PGS.TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các yếu tố tạo nên lợi thế cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là hạ tầng giao thông, cảnh quan thiên nhiên đẹp, sản phẩm truyền thống, di sản văn hóa, tự nhiên và thời tiết, khí hậu…

Xu hướng đầu tư tổ hợp nghỉ dưỡng tại các khu kinh tế trong tương lai phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang phân hóa, cơ hội và điều kiện tuy có nhiều nhưng khó khăn, thách thức cũng tồn tại như một thực tế hiện nay.

Để có thể phát triển và tạo được những sản phẩm thắng lợi trong tương lai, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là việc lựa chọn sản phẩm.
Hiện nay Phú Quốc và Vân Đồn là hai địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi, với lợi thế “đi sau”. Vân Đồn là điển hình bởi bây giờ bắt đầu mới xây từ đầu và đây chính là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư, cơ quan quản lý để triển khai bài bản, làm hình mẫu phát triển. Với hành lang pháp lý hiện thời, Vân Đồn đã đủ cơ sở, tiềm lực để phát triển bất động sản du lịch cũng như kinh tế ban đêm.
Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam dề xuất, cần khoanh vùng các khu vực có tiềm năng để phát triển kinh tế ban đêm, đặc biệt là phục vụ khách nước ngoài, khách du lịch. Cùng đó, cần điều chỉnh các tiêu chí sao cho phù hợp vì điều kiện cơ sở hạ tầng, môi trường tự nhiên.
Tại khu thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng và khu dân cư là khác nhau nên cần có sự phân biệt rõ ràng hơn. Đặc biệt, cần phát triển đồng bộ, hài hòa kinh tế ban đêm, phát triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm để thu hút, giữ chân khách du lịch…
Tuy nhiên, cần có sự đồng hành của cơ quan quản lý Nhà nước để tránh xuất hiện những sản phẩm không đồng bộ, “méo mó”, xấu xí, lạc hậu bất cập…

Muốn vậy, cơ quan quản lý phải nhanh chóng đặt ra quy hoạch, tiêu chuẩn hợp lý. Nếu chậm trễ trong bối cảnh thị trường đang vận động mạnh mẽ như hiện nay thì rất dễ xảy ra tình trạng làm bừa rồi sau đó phải trả giá khắc phục sửa sai./.

Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

—————

Bnews (Bất động sản) 09-6-2020:

https://bnews.vn/dieu-gi-thu-hut-voi-bat-dong-san-nghi-duong-o-khu-kinh-te-dac-biet/159265.html

(206/1.019)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.428. Lãi từ đầu tư bất động sản chịu thuế...

Lãi từ đầu tư bất động sản chịu thuế sao cho hợp lý? BĐT) - Nghiên...

Trích dẫn 

3.976. Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động...

Cảnh giác hiện tượng rao bán bất động sản kiểu "phông bạt". (DV) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,810