2.581. Xóa bỏ sự mập mờ có thể mất cả chục năm?

(VN+) – Việc chuyển hộ lên doanh nghiệp theo giới chuyên gia là cần thiết để chuẩn hóa và tránh tình trạng lợi dụng hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề là chuyển 100% hộ kinh doanh lên doanh nghiệp ngay là điều khó thực hiện được.

Bất bình đẳng, mập mờ?

Nói về hộ kinh doanh, trong nghiên cứu “Kinh tế tư nhân Việt Nam: Năng suất và thịnh vượng,”chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cho rằng, hộ kinh doanh là một hình thức được đặc biệt ưa thích để bắt đầu một khởi sự kinh doanh, đặc biệt là cho đối với những cá nhân tìm cách khởi sự kinh doanh để mưu sinh và kiếm sống.

Theo ông, hộ kinh doanh được ưa thích một phần vì có thể được đăng ký dễ dàng với thủ tục vô cùng đơn giản và có thể đăng ký ngay tại cơ quan chính quyền cấp huyện, thành phố.

Ngoài ra, hộ kinh doanh không bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định và yêu cầu về bảo hiểm xã hội, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

Tuy nhiên, chính điều này đã khiến nhiều hộ kinh doanh phản đối và né tránh đăng ký thành doanh nghiệp. Việc này nhằm tiếp tục hưởng lợi từ các quy định đơn giản và không chặt về thuế đang được áp dụng đối với khu vực hộ kinh doanh, nhằm tránh thực thi đầy đủ các quy định về an toàn lao động, về an sinh xã hội, về yêu cầu về báo cáo tài chính và thuế.

“Nhiều hộ kinh doanh đang lợi dụng sự thiếu rõ ràng từ những ưu đãi, lợi thế dành cho khu vực này,” ông Bình lên tiếng.

Bày tỏ quan điểm của mình, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, việc chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là điều cần thiết để chuẩn hoá về bản chất là những đơn vị kinh doanh chuyên nghiệp và đúng với địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh.

Về lâu dài, điều này nhằm xoá bỏ sự quá khác biệt giữa hai khu vực kinh doanh, sự bất bình đẳng lớn giữa các loại hình kinh doanh về lao động, hoá đơn, kế toán, nộp thuế.

“Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh được sinh ra để lấp chỗ trống thời kỳ cấm doanh nghiệp tư nhân nay đã hết vai trò. Duy trì hộ kinh doanh bên cạnh các loại hình doanh nghiệp là một sự bất bình đẳng, một sự mập mờ pháp lý,” ông bày tỏ.

Nói thêm về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình (Học Viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho rằng đây là điều tốt bởi thực tế một số hộ hiện tại có quy mô lớn hơn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Nhiều hộ kinh doanh đang lợi dụng sự thiếu rõ ràng từ những ưu đãi, lợi thế dành cho khu vực này,” ông Bình lên tiếng.

Phố cổ Hà Nội tấp nập vào tối cuối tuần. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

“Nên đưa các hộ vào chuẩn mực để Nhà nước quản lý về thuế, để họ hoạt động theo loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ phát triển. Điều này lợi cho cả Nhà nước và doanh nghiệp,” ông Bình nói.

Còn với chuyên gia kinh tế Cao Sĩ Kiêm, nhiều người sản xuất không có nhu cầu lên doanh nghiệp vì họ đã thỏa mãn với thực tại. Tuy nhiên, ông cảnh báo, khi xã hội tiến lên, hàng hóa đòi hỏi chất lượng cao hơn, phải dùng tiến bộ kỹ thuật thì những hộ như vậy dễ bị đào thải.

Theo ông, việc lên doanh nghiệp hay không dừng lại ở mong muốn nhỏ của các hộ mà đó là việc phải làm để Việt Nam có thêm động lực phát triển và hội nhập.

Chuyển đổi ngay 100% là không khả thi

Khẳng định chính sách khuyến khích hộ lên doanh nghiệp là đúng nhưng chuyên gia Nguyễn Thanh Bình cho rằng, thực hiện điều này không thể thông qua các mệnh lệnh hành chính.

Việc cưỡng bức hộ lên doanh nghiệp theo ông là khó và thậm chí là sai với pháp luật bởi cá nhân được quyền làm ăn sinh sống. Thậm chí việc cưỡng bức hộ kinh doanh thành doanh nghiệp có thể gây hậu quả là biến tướng thành các hình thức khác.

“Thậm chí người ta không làm hộ kinh doanh mà là cá nhân kinh doanh và không ai cấm được điều này bởi đó là quyền cơ bản của con người,” ông Bình cảnh báo.

Còn với luật sư Trương Thanh Đức thì Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 đã có quy định, hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu (khoảng 400.000 đồng). Điều này cho thấy Nhà nước mong muốn và cổ vũ cho quá trình chuyển đổi này.

Việc chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tuy là điều cần thiết nhưng trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải đương đầu với những thủ tục hành chính…

Tuy nhiên, ông chỉ ra, hiện nay, chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam xếp hạng thứ 106 và tiêu tốn 20 ngày theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2019 (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới. Đây là mức xếp hạng theo ông là khá kém cỏi và không thay đổi trong nhiều năm.

Việc chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tuy là điều cần thiết tuy nhiên trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn đang phải đương đầu với những thủ tục hành chính, theo luật sư Đức, thì việc chuyển đổi ngay là điều không khả thi.

Để thực hiện, vị luật sư cho rằng, quá trình này sẽ phải kèm theo nhiều điều kiện theo hướng cơ bản chấp nhận thực trạng, bảo đảm không gây biến động lớn và có lộ trình đưa dần hộ kinh doanh vào quỹ đạo doanh nghiệp trong khoảng 5 – 10 năm./.

Hạnh Nguyễn-Xuân Dũng

—————-

Vietnam+ 29-3-2019:

http://special.vietnamplus.vn/ho_kinh_doanh#chapter-4816558

(348/1.076)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.911. Cuộc chiến chống buôn lậu cuối năm.

Cuộc chiến chống buôn lậu cuối nă (VH) - Ở thời điểm này, khi...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,148