2.608. Tăng thuế bia rượu liệu có giảm tác hại rượu bia?

(TTVN) -Theo Luật sư Trương Thanh Đức rất khó giảm tiêu thụ rượu bia, giảm tác hại của loại đồ uống này thông qua việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tăng thuế bia rượu liệu có giảm tác hại rượu bia?. Ảnh minh họa

TP HCM đang lập đề án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia nhằm giảm lượng tiêu thụ đối với mặt hàng này. Theo TP HCM việc lập đề án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia là thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Theo Nghị quyết 54 của Quốc hội, cho phép bổ sung các loại phí, hoặc mức phí mà TP thực hiện trên địa bàn, vừa để điều tiết hành vi của người dân, vừa góp phần tăng thu; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở một số mặt hàng như rượu, bia, thuốc lá, thuế môi trường.

Đối với vấn đề tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng rượu bia, trong năm 2019, TP HCM nghiên cứu và đề xuất phương án khả thi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia trên địa bàn nhằm tăng thu ngân sách địa phương, hạn chế sử dụng loại đồ uống không được khuyến khích sử dụng này.

Trả lời báo chí, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó chủ tịch UBND TP HCM – cho biết mục đích chính và quan trọng nhất của việc tăng thuế là nhằm giảm dần mức tiêu thụ rượu bia.

Lý do là TP HCM hiện đang có mức tiêu thụ bia rượu khá cao, vốn là một trong những tác nhân góp phần làm ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, an toàn giao thông, chưa kể còn làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng sức khỏe của người dân.

Một mục tiêu khác của việc tăng thuế, theo ông Tuyến, là tăng thu thêm một phần cho ngân sách thành phố.

Đồ họa: T.Đạt/ Tuổi Trẻ

Ông Tuyến cũng khẳng định các bước xây dựng đề án sẽ đảm bảo đúng quy trình, quy định, có lắng nghe các ý kiến góp ý, phản biện trước khi trình ra HĐND thành phố xem xét, quyết định.

Trước đó, tại dự thảo mới nhất về đề xuất sửa đổi 5 luật thuế. Trong đó, với Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, các mặt hàng nước giải khát có đường sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%.

Dự thảo này không quy định cụ thể nước ngọt có ga, không ga, hay nước tăng lực, trà, cà phê… 3 lý do bộ Tài chính đưa ra là: nhằm cơ cấu lại thuế để tăng ngân sách; phù hợp với xu hướng quốc tế; và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tránh bệnh tiểu đường và béo phì. Bộ Tài chính cho rằng, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì và tiểu đường ở Việt Nam đang ở mức cao. Bộ này cũng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các loại đồ uống có đường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Theo các chuyên gia, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt, cộng thêm thuế giá trị gia tăng từ 10 – 12%, rồi thuế giá trị gia tăng đối với đường từ 5% lên 6% thì giá thành của nước ngọt sẽ tăng lên ít nhất 12%, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. Việc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của người dân sẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả hàng nhái. Điều này lại quay trở lại ảnh hưởng đến chính sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức rất khó giảm tiêu thụ rượu bia, giảm tác hại của loại đồ uống này thông qua việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Việc tăng thuế nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng được cơ quan quản lý nhà nước đưa ra thời gian gần đây với mục tiêu hạn chế tiêu dùng bia rượu, nước ngọt. Tuy nhiên trao đổi với phóng viên Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, thuế chỉ là một trong những công cụ để điều tiết, còn nó không  phải yếu tố quyết định, thậm chí nếu xử lý không tốt còn nảy sinh những bất cập, mặt trái.

Lấy ví dụ, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, thuốc lá độc hại nhất trong các sản phẩm tiêu dùng, chính sách rất nhiều, quy phạm quản lý rất mạnh, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau từ 500 điếu, 1.000 điếu… đã bị xử tội. Cuối cùng không nhúc nhích gì mấy. Tăng thuế hạn chế tiêu dùng thuốc lá có khi lại tăng buôn lậu hơn, bia, rượu hay nước ngọt cũng thế.

“Cách quản lý cục bộ, trung ương cho phép địa phương lại đánh thuế, đánh thuế chỉ trên một địa bàn như thế rất khôi hài. Không tạo ra mục tiêu mục đích cụ thể, người tiêu dùng phải chịu giá cao hơn. Về phía doanh nghiệp, để né thuế doanh nghiệp sản xuất sau đó chuyển qua công ty con tiêu thụ nơi khác, mục tiêu thu thuế không đạt.

Mặt khác, thuế liên quan bia, rượu liên tục điều chỉnh suốt mấy năm qua, bây giờ lại muốn điều chỉnh là không nên. Nếu muốn điều chỉnh phải có lộ trình để doanh nghiệp không bị thụ động”, Luật sư Đức cho biết.

 

Tin tức Việt Nam (Tài chính) 09-4-2019:

https://tintucvietnam.vn/tang-thue-bia-ruou-lieu-co-giam-tac-hai-ruou-bia-64571

 

(340/979)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,925