2.613. Nỗi lo chính sách thiếu nhất quán

(DĐDN) – Hiện tại, dù doanh nghiệp gỗ ghép thanh đã tạm thời được áp dụng mức thuế xuất khẩu 0% nhưng những tranh cãi xung quanh câu chuyện có hay không việc Hải quan áp nhầm mã HS vẫn chưa tới hồi kết thúc. 

Sau khi Diễn đàn Doanh nghiệp có loạt bài phản ánh về những khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển bị chuyển từ mã HS 4418 sang HS 4407 nên bị áp thuế suất thuế xuất khẩu 25% đang khiến mặt hàng này ùn tắc tại các cảng biển, Tổng cục Hải quan đã đồng ý trước mắt cho doanh nghiệp xuất khẩu ván gỗ ghép với thuế suất 0%. Câu chuyện này một lần nữa làm dấy lên lo ngại về sự bất ổn của chính sách.

Tổng cục Hải quan đã đồng ý trước mắt cho doanh nghiệp xuất khẩu ván gỗ ghép với thuế suất 0%.

Chính sách bất nhất làm khó doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Hữu Thông – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Thông (Bình Dương), việc Tổng cục Hải quan ban hành Văn bản số 4250/TB-TCHQ coi sản phẩm ván ghép thanh, chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ keo rừng trồng và gỗ cao su là sản phẩm sơ chế như gỗ xẻ thanh và bị áp mã HS 4407, đồng thời áp thuế xuất khẩu 25% giống như một “án tử” đột ngột với doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gỗ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, doanh nghiệp vẫn giữ được các đơn hàng là một nỗ lực lớn, lẽ ra phải khuyến khích, tạo động lực cho họ. Với Công ty Hoàng Thông, rất may trong lúc chờ văn bản của cấp trên, Cục Hải quan Bình Dương vẫn cho xuất hàng bình thường nên không có hàng tồn nhưng nhiều doanh nghiệp khác thì đang sống dở chết dở vì bị phạt chậm hợp đồng hoặc chấp nhận phải đóng thuế 25% để được xuất hàng đúng hẹn”, ông Thông nói.

Không may mắn như Công ty Hoàng Thông, từ khi có văn bản của Tổng cục Hải quan, hoạt động sản xuất của Công ty Mộc Cát Tường (Đồng Nai) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo đó, đại diện doanh nghiệp này cho biết, không còn cách nào khác, những lô hàng nào đã lỡ ký hợp đồng, đến hạn giao hàng doanh nghiệp buộc phải chấp nhận đóng thuế để cho đi vì nếu chậm sẽ mất hợp đồng, bị phạt. “Tôi nghĩ, mọi thông báo cần có thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị chứ không thể đưa ra áp dụng ngay khiến chúng tôi trở tay không kịp”, đại diện doanh nghiệp Mộc Cát Tường nói.

Đáng nói, câu chuyện về gỗ ghép thanh như Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh chỉ là một phần nhỏ bởi những năm qua, vấn đề thay đổi chính sách, được áp dụng một cách đột ngột khiến doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh không phải là hiếm.

Doanh nghiệp cần sự ổn định và nhất quán của chính sách

5 năm qua, các chính sách, quy định pháp luật kinh doanh của Việt Nam thường thay đổi bất ngờ, diễn ra quá nhanh, khiến doanh nghiệp bị động và gặp rủi ro. Đây là thực tế đáng quan ngại về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Trong một Báo cáo đánh giá về việc thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh do VCCI từng công bố sự thay đổi và thiếu nhấn quán của chính sách là một vấn đề đáng quan ngại được chỉ ra.

Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ luôn luôn/thường xuyên dự đoán được thay đổi chính sách, giảm từ mức 16% trong năm 2014 xuống còn 5% trong năm 2018. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp không bao giờ hoặc hiếm khi dự đoán được nội dung chính sách, tăng từ 42% năm 2014 lên 67% năm 2018. Sự suy giảm khả năng dự đoán chính sách này là xu hướng nhất quán trong 5 năm qua. Đây là một thực tế rất đáng quan ngại về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

“Các nhà đầu tư rất lo ngại, sau một đêm ngủ dậy, xuất hiện một văn bản pháp luật kinh doanh mới ban hành, khiến hoạt động của họ không ổn định, gặp rủi ro”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI từng khẳng định.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng các cơ quan trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật nhất thiết phải công khai, minh bạch dự thảo để các doanh nghiệp liên quan có thể tham gia góp ý kiến, hạn chế tối đa việc áp dụng các thủ tục rút gọn. Khi đã ban hành cần duy trì ổn định trong một thời gian đủ dài, để các doanh nghiệp có thể phát triển sản xuất kinh doanh.

Nói như Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, chính sách ban hành cần đảm bảo ổn định để doanh nghiệp có thể dự đoán, tiên liệu được, qua đó xây dựng kế hoạch dài hạn. Rủi ro sẽ rất cao nếu không dự đoán được sự thay đổi của chính sách. Các doanh nghiệp sẽ không thể yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh lâu dài, thay vào đó là chụp giật, nhanh chóng kiếm lời rồi “tính cửa” khác.

Doanh nghiệp buộc phải hủy 10 container hàng gỗ ván ghép thanh xuất đi Hàn Quốc, mỗi container trị giá 26.000 USD do không chịu nổi mức thuế 25%.

Doanh nghiệp cũng buộc phải dừng 2 container hàng ván gỗ ghép thanh đi Pháp, 10 container hàng đi Hàn Quốc. Điều đáng nói, phía đối tác cảnh báo, nếu ván ghép thanh Việt Nam bị áp mã HS mới 25% họ sẽ chuyển sang tìm thị trường mới.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh – Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thiên Phát (Bình Định)

Huyền Trang

————-

Diễn đàn Doanh nghiệp (Diễn đàn pháp luật) 08-8-2020:

https://enternews.vn/noi-lo-chinh-sach-thieu-nhat-quan-178934.html

(84/1.050)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.911. Cuộc chiến chống buôn lậu cuối năm.

Cuộc chiến chống buôn lậu cuối nă (VH) - Ở thời điểm này, khi...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,144