2.615. Cho vay ngang hàng biến tướng khó lường.

(NDTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI tham gia đối thoại trên Truyền hình Nhân dân ngày 17-4-2019.

————-

Kịch bản:

Truyền hình Nhân Dân (Thương trường & Pháp luật):

Trung tâm Truyền hình Nhân Dân

Phòng  Kinh tế

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN MỤC “THƯƠNG TRƯỜNG & PHÁP LUẬT” SỐ 29

Thời lượng: 30’; Phát sóng ngày 17/4/2019

STTNội dung: Cho vay ngang hàng biến tướng khó lườngHình ảnhTL
1Hình hiệu Chuyên mục “Thương trường & Pháp luật”Hình hiệu15
2

 

Trailer: Cho vay ngang hàng (P2P Lending) là mô hình kinh doanh mới, Khi tiếp cận các dịch vụ P2P, người vay cần cân nhắc trước khi vay. Bởi vay ngang hàng với lãi suất cao sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, hiện, cả nước có khoảng 40 công ty P2P đang hoạt động. Trong đó, 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty đến từ Indonesia và Singapore. Bên cạnh những tiện ích của P2P, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo những mặt trái của dịch vụ cho vay này. Bởi thời gian qua, trong quá trình hoạt động, một số công ty P2P đã biến tướng thành đơn vị huy động vốn đa cấp để lừa đảo, cho vay với lãi suất lên tới 700%/năm…2
3MC: Dẫn vào chương trình, giới thiệu khách mời và giới thiệu chương trìnhMC20
4Phóng sự 1: Nguy cơ biến tướng

60% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi rất trẻ, mức độ tiêu dùng rất lớn. Nhóm dân số này luôn có nhu cầu vay từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng tiêu dùng. Thế nhưng, họ lại gặp khó khăn về tài sản thế chấp và một số điều kiện khác của các ngân hàng thương mại. Từ đó, cho vay ngang hàng (P2P – loại hình cho vay trực tuyến kết nối người cho vay và người vay, đơn vị cung cấp công nghệ làm trung gian thu phí dịch vụ) ngày càng phát triển, giải quyết nhu cầu vay tiền không cần tài sản thế chấp.

Hiện lãi suất cho vay của loại hình này vẫn chưa được quản lý theo đúng chuẩn mực như các tổ chức tín dụng, chưa có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng chuyên ngành, nên cho vay ngang hàng xảy ra nhiều rủi ro. Người đi vay gặp rắc rối khi bên thu hồi nợ chưa tuân thủ pháp luật. Thậm chí, người cho vay lẫn các công ty làm trung gian cũng gặp khó khăn khi họ không thu hồi được nợ từ người vay.

Thực tế, hoạt động của các công ty P2P hiện chỉ được điều chỉnh theo pháp luật dân sự. Tuy hợp đồng vay vốn được xem là hợp đồng giao dịch dân sự giữa 2 bên song các điều khoản trong hợp đồng về cơ bản chưa đáp ứng được chuẩn mực tối thiểu của pháp luật.

Chính vì thế mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Nhân hàng Nhà nước soạn thảo các quy định trình Thủ tướng, bao gồm các nội dung quản lý rủi ro, thanh tra, kiểm tra, giám sát và trách nhiệm của bộ, ngành liên quan đến mô hình P2P.

Giải pháp trước mắt là ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành nên chọn lọc một số doanh nghiệp cung cấp công nghệ tài chính giàu tiềm năng để triển khai thí điểm P2P, ban hành các quy định mang tính hỗ trợ phát triển, đồng thời các quy định đó cũng phù hợp với chuẩn mực pháp luật Việt Nam. Khi có các quy định về hoạt động P2P, Nhân hàng Nhà nước triển khai cho vay ngang hàng rộng rãi trên thị trường, từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý loại hình cho vay này, đem lại an toàn cho hệ thống tài chính – ngân hàng.

PV: Chuyên gia

Hình gạt

 

 

MC dẫn và đọc Off

 

 

 

5’

5Mục hiệu tiểu mục “Đối thoại Mục hiệu10”
 

6

Khách mời 1: TS. Cấn Văn Lực

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Loại hình cho vay ngang hàng xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ?

–       Hoạt động này thuộc loại hình dịch vụ tài chính gì? Thực hiện theo luật nào?

–       Có yếu tố biến tướng tín dụng đen? Đa cấp?

MC và khách mời

Tranh luận kịch tính

 

10’

7Mục hiệu tiểu mục “ Phản hồi”
8   Phóng sự 2: Các nước đang quản lý cho vay ngang hàng như thế nào?

Tại Mỹ, các quy định liên quan đến cho vay ngang hàng tập trung ở 4 mục chính. Thứ nhất là quy định về giới hạn vốn huy động. Theo đó, công ty P2P chỉ được huy động tối đa 1,07 triệu USD trong mỗi năm từ nhà đầu tư, trừ trường hợp đặc biệt cần xin phép riêng. Khi đó, số vốn huy động của công ty này được tính bằng tổng vốn huy động của toàn bộ các đơn vị do công ty này nắm quyền kiểm soát. Thứ hai là quy định về giới hạn đầu tư cá nhân. Theo đó, giới hạn đầu tư của một cá nhân được tính bằng tổng các khoản đầu tư được thực hiện bởi nhà đầu tư đó trong vòng 12 tháng và không có trường hợp ngoại tệ. Giới hạn đầu tư được xác định tùy vào thu nhập hoặc tài sản ròng hàng năm của nhà đầu tư. Thứ ba là các tiêu chuẩn cấp phép và hoạt động đối với công ty P2P – tương tự như điều kiện cấp phép hoạt động đối với công ty quản lý đầu tư tại Mỹ. Đồng thời, các công ty muốn huy động vốn từ cộng đồng phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Sở giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC). Thứ tư là các tiêu chuẩn, yêu cầu về công khai thông tin đối với các công ty P2P.

Tại Malaysia, Ủy ban chứng khoán quốc gia (SC) giữ vai trò chính trong việc quản lý mô hình cho vay ngang hàng (do quan niệm đây là hình thức đầu tư vốn). SC đã ban hành các quy định nghiêm ngặt trong việc quản lý các công ty P2P, trong đó một số điểm đáng chú ý như lãi suất cho vay không vượt mức 18%/năm, chỉ có các công ty Malaysia với số vốn thực góp tối thiểu 5 triệu ringgit (khoảng 1,2 triệu USD) mới được cung cấp nền tảng và dịch vụ cho vay P2P.

Tại Indonesia, việc quản lý hoạt động của các công ty P2P và fintech thuộc về Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính (OJK). Các công ty P2P (gồm cả Fintech tham gia dịch vụ này) phải có số vốn tối thiểu 1 triệu rupiah (khoảng 67.000 USD) khi đăng ký và 2,5 triệu rupiah để được chính thức cấp giấy phép kinh doanh. Các công ty P2P này phải ký quỹ và có tài khoản định danh tại ngân hàng trong thời gian hoạt động. Ngoài ra, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tài chính cũng đang xem xét quy định trần lãi suất đối với cho vay ngang hàng.

Tại Trung Quốc vào năm 2011 và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, một phần là do tại Trung Quốc, khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp rất khó tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng nên đã tìm đến kênh cho vay này. Kết quả là, cho vay ngang hàng tại Trung Quốc thu hút tới 50 triệu người tham gia đầu tư với mức lãi suất từ 10%/năm trở lên, cao hơn gấp đôi mức lãi suất của ngân hàng. Tính đến tháng 6/2018, thị trường cho vay ngang hàng của Trung Quốc có giá trị gần 218 tỷ USD.

Tuy nhiên, do thiếu kiểm soát của Chính phủ, các công ty P2P tại Trung Quốc ngày càng hoạt động biến tướng với hình thức huy động vốn bất hợp pháp hoặc theo mô hình đầu tư đa cấp. Hậu quả là hàng loạt công ty P2P phá sản, chủ các công ty này ôm tiền chạy trốn. Chỉ trong vòng 2 tháng kể từ tháng 6/2018, hơn 400 công ty P2P đã dừng hoạt động và các nhà đầu tư không thể đòi lại tiền. Việc này đã trở thành vấn nạn xã hội khi nhiều nhà đầu tư đình công, biểu tình yêu cầu Chính phủ Trung Quốc phải có biện pháp bảo vệ quyền lợi của họ.

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng này là cách tiếp cận sai của Chính phủ đối với hoạt động này. Trung Quốc đã coi cho vay ngang hàng là “hệ thống trao đổi thông tin khoản vay”. Cách hiểu này đã khiến các quy định của Trung Quốc rất lỏng lẻo tạo kẽ hở cho các vi phạm và biến tượng dẫn đến hệ lụy đã xảy ra. Sau hàng loạt vụ việc đổ vỡ như nêu trên, Chính phủ Trung Quốc đã bổ sung 10 biện pháp tăng cường kiểm soát như cấm mở thêm các website cho vay trực tuyến, yêu cầu các công ty P2P còn hoạt động phải dỡ bỏ các rào cản đối với việc khách hàng khiếu nại, tăng cường hình phạt đối với các công ty P2P có hành vi lừa đảo; thiết lập chương trình bồi thường cho nhà đầu tư khi các công ty P2P phá sản…

MC4’
9Mục hiệu tiểu mục “Phản hồi”10”
10Khách mời 1: TS. Cấn Văn Lực

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Vấn đề kiểm soát hoạt động này?

–       Câu chuyên cho vay ngang hàng tại Trung Quốc và bài học cho chúng ta?

–       Trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước trong hoạt động này?

–       Quan điểm của chuyên gia và luật sư?

MC: 4’3
11MC: Dẫn kết:Mc30’

Kịch bản: Vũ Tân

Quay phim máy lẻ:

MC: Minh Anh

Kỹ thuật hậu kỳ: Hữu Tú

     PHÒNG  KINH TẾ                                                                                                   LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM DUYỆT

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,920