2.620. Xử lý thế nào đối với trang mạng xã hội đưa tin bài sai sự thật? 

(VOV GT) – Mới đây dư luận lại thêm một lần phẫn nộ khi trang mạng xã hội Webtretho sử dụng hình ảnh cthân nhân một liệt sỹ để minh hoạ cho nội dung bài viết không phù hợp…

Webtretho lấy hình ảnh người thân liệt sĩ minh họa cho bài viết nhảm nhí gây phẫn nộ

Trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan thông tin độc hại, tin không đúng sự thật trên internet, đặc biệt là các kênh giải trí và mạng xã hội đã bị phát hiện, gây ra những ảnh hưởng lớn đối với người sử dụng.

Mới đây nhất là vụ việc Webtretho tùy tiện dùng hình ảnh minh họa xúc phạm gia đình liệt sĩ.

Trong hai bài viết có nội dung về người mẹ có con bị xâm hại được đăng tải trên Webtretho, tác giả đã lấy hình ảnh minh họa là cô giáo Dương Thị Hoa, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp (TP Vũng Tàu). Cô Hoa là chị ruột của liệt sĩ, Thượng úy, trắc thủ ra-đa Dương Văn Bắc. Trong đó, một bài có nội dung về người mẹ có con gái 14 tuổi theo người yêu rồi nhảy cầu tự tử.

Tuy nhiên, tấm ảnh mà Webtretho lấy minh họa cho bài viết thực chất được chụp trong thời điểm cô giáo Dương Thị Hoa đón thi thể em trai là liệt sĩ trong nỗi đau tột cùng. Vì vậy, việc Webtretho “lấy râu ông nọ, cắm cằm bà kia” khiến rất nhiều bạn đọc phẫn nộ, người nhà của gia đình liệt sĩ bức xúc.

Về vấn đề pháp lý, theo Luật sư Trương Thanh Đức đối với một trang mạng xã hội đưa tin bài sai sự thật, nếu các cơ quan chức năng đã yêu cầu gỡ bài viết trên trang mạng xã hội đó mà vẫn cố tình không thực hiện thì sẽ phải chịu trách nhiệm.

Luật sư Trương Thanh Đức bày tỏ quan điểm: Nếu như trang mạng không có biện pháp, không kiểm soát tốt mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc đã có những yêu cầu, nhất là yêu cầu của cơ quan chức năng để gỡ bỏ mà không chịu gỡ bỏ thì sẽ xử lý trách nhiệm của trang mạng. Còn lại, những người trực tiếp đưa tin, những người đưa tin như vậy sẽ phải chịu trách nhiệm sai trái của mình, tùy mức độ vi phạm. 

Theo luật sư Trương Thanh Đức, việc đưa thông tin sai sự thật, cố tình xúc phạm nhân phẩm người khác sẽ tùy theo mức độ mà bị xử phạt. Luật sư Trương Thanh Đức cho biết thêm: Việc có sai trái do xúc phạm nhân phẩm gây thiệt hại thì sẽ có chế tài xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, những người bị ảnh hưởng có quyền khởi kiện, có quyền yêu cầu đòi bồi thường, có quyền đòi rút lại những cái đã đăng, yêu cầu xin lỗi. Còn khi vi phạm các quy định của pháp luật thì các cơ quan hành chính sẽ xử phạt vi phạm hành chính. Đó là các cơ quan về mạng về truyền thông thông tin của nhà nước. 

Đại diện Webtretho đã đến nhà xin lỗi vợ chồng chị Dương Thị Hoa và gia đình liệt sĩ Dương Văn Bắc.

Nghị định 174 ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định mức xử phạt vi phạm hành chính, từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.

Trong trường hợp người tung tin sai lệch, thất thiệt lên mạng xã hội và thông tin thất thiệt đó có tính chất vu khống thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù đến 7 năm.

Ngoài ra, nếu tung tin thất thiệt trên mạng xã hội gây thiệt hại cho tổ chức, các nhân khác, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Mặc dù đã có những quy định cụ thể, nhưng do tốc độ lan truyền của tin thất thiệt trên mạng xã hội nhanh hơn và khó có thể ngăn chặn, đề phòng nên ông Vũ Thế Bình – Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam – đề xuất: Ở trên Internet, khi cái xấu xảy ra thì tốc độ lan truyền nhanh hơn và phạm vị ảnh hưởng của nó nhiều hơn so với cuộc sống vật lý của chúng ta. Không chỉ Chính phủ Việt Nam mà tất cả các nước đều phải đối mặt với vấn đề xấu xảy ra trên Internet và hơn nữa, nó càng không thể phòng được. Có lẽ là chúng ta cần có 1 văn hoá số, tức là chuẩn mực hành vi của từng công dân số.

Mạng xã hội đang cần nhiều hơn những “Công dân số” như Hiệp hội Internet gợi ý. Đã đến lúc chúng ta cần giáo dục, nâng cao nhận thức cho những “công dân số” những thế hệ Z được ví như “trái tim” trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có những hiểu biết và có trách nhiệm không chia sẻ, không đăng kí, nhấn like hay bình luận những clip có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục, góp phần giảm bớt nội dung xấu trên môi trường mạng.

Phương Thảo

——-

VOV Giao thông (Đường tin) 23-4-2019:

http://vovgiaothong.vn/xu-ly-the-nao-doi-voi-trang-mang-xa-hoi-dua-tin-bai-sai-su-that

(282/993)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,920