2.637. Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đang được đề xuất sửa đổi 

(TG) – Đây là thông tin được ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng chia sẻ tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020 “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách”.

Câu chuyện nợ xấu đối với ngành ngân hàng đã trở thành nỗi lo muôn thuở, và nó trở nên nóng hơn trong thời điểm dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trong 3/4 quãng đường của năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch -19, nợ xấu của đa số ngân hàng đều có xu hướng gia tăng, trong khi công tác xử lý nợ xấu dù đã có nhiều tiến triển về mặt pháp lý nhưng vẫn còn những vướng mắc cản trở tốc độ phá “cục máu đông” của ngành ngân hàng.

Lâu nay, Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) và Quyết định 1058/QĐ-TTg (Quyết định 1058) được xem là “cây gậy” tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất, hiệu quả khả thi nhằm đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) phát huy vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Nhận định về tính hiệu quả, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh khẳng định các giải pháp đồng bộ tại Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058 đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD, thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Về kết quả đạt được, theo ông Trần Đăng Phi, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7.150 tỷ đồng/tháng, cao hơn 3.630 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tháng từ năm 2012 – 2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình khoảng 3.520 tỷ đồng/tháng).

Tỷ trọng nợ xấu đã xử lý bằng hình thức khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 31/12/2019 và 31/5/2020 tương ứng khoảng 40,5% và 40,1%, cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 (22,8%).

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành đã giảm từ 2,46% (2016) xuống 1,89% trong hai năm 2018-2019, nhưng lại tăng lên mức 2,04% vào ngày 30/6/2020, chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Đến cuối tháng 3/2020, hệ thống đã xử lý được 299.800 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết. Ngoài ra, hoạt động mua nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã góp phần quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ở mức dưới 3% trong suốt giai đoạn từ 2015 đến nay.

Việc xử lý nợ xấu tại VAMC đạt được kết quả tích cực, đặc biệt từ khi triển khai Nghị quyết 42, tăng lũy kế từ 46.460 tỷ đồng (30/6/2018) lên 65.080 tỷ đồng (31/3/2020).

Đồng quan điểm, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhận định: “Nghị quyết 42 giống như chìa khoá giúp giải quyết nút thắt về tài sản tranh chấp, giúp việc giải chấp tài sản để trả nợ. Nếu không có nó thì nợ xấu sẽ phát sinh rất lớn”.

Dù đạt được nhiều kết quả đáng kể nhưng trong quá trình thực hiện, các ngân hàng nhận thấy quy định pháp luật về xử lý nợ xấu nói chung và xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của các khoản nợ xấu nói riêng còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các ngân hàng xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của các khoản nợ xấu. Tiến độ xử lý, thu hồi nợ qua cơ quan Tòa án và thi hành án còn rất chậm.

Thời gian tới, để đảm bảo công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và công tác cơ cấu lại theo Quyết định 1058 được triển khai có hiệu quả trên thực tế, đồng thời các TCTD tiếp tục pháp huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan đề xuất chính phủ các giải pháp để giải quyết dứt điểm những khó khăn vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết 42.

Bên cạnh đó, xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của VAMC và tạo động lực cho các TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả.

Xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2021-2025 tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính và quản trị điều hành của các TCTD, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế.

Tuệ Minh

—————————

Thương gia 01-10-2020:

http://thuonggiaonline.vn/nghi-quyet-42-ve-xu-ly-no-xau-dang-duoc-de-xuat-sua-doi-34303.htm

(54/1.009)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.415. Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc...

Ngân hàng 'nước rút' xác thực sinh trắc học trước giờ G. (NĐT) -...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,903