2.640. Từ vụ Chinsu bị thu hồi – Rào cản kỹ thuật cho doanh nghiệp xuất khẩu.

(NDTV) – Khách mời: TS Nguyễn Đức Thịnh – Chuyên gia kinh tế,  LS Trương Thanh Đức. MC TS Minh Phong. Quay ngày 04-5, phát ngày 08-5-2019 trên Thương trường & Pháp luật, Truyền hình Nhân dân.

Truyền hình Nhân Dân (Thương trường & Pháp luật) 08-4-2019:

https://www.youtube.com/watch?v=Db3L9FDurfI&fbclid=IwAR0roq1NUFGDYb-RYsM0JrMCAfZgHIWXlikFw0Z6Ck2w9fUL5xx0451syxw&app=desktop

———————-

Facbook

Hàng rào kỹ thuật.

Từ vụ Chinsu nhảy dù sang xuất nhập.

Thuế nhập khẩu ngày càng thấp, thì hàng rào phi thuế quan ngày càng cao.

Không chỉ quy chuẩn chất lượng, mà còn quy trình sản suất an toàn, lao động, môi trường.

Truyền hình Nhân Dân 30’ Thương trường & Pháp luật “Từ vụ Chinsu xuất khẩu – Rào cản kỹ thuật cho doanh nghiệp xuất khẩu”, ngày 08-5-2019:

https://m.youtube.com/watch?v=Db3L9FDurfI

https://nhandantv.vn/tu-vu-chinsu-xuat-khau-rao-can-ky-thua…

! Mỗi ngày 1 luật !

———————-

Kịch bản:

Trung tâm Truyền hình Nhân Dân

Phòng  Kinh tế

 

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN MỤC “THƯƠNG TRƯỜNG & PHÁP LUẬT” SỐ 30

Thời lượng: 30’; Phát sóng ngày 03/5/2019

STT

Nội dung: Từ vụ CHINSU bị thu hồi- Rào cản kỹ thuật cho doanh nghiệp xuất khẩu?

Trailer: Điểm vụ Chinsu tại Nhật Bản;

Hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su của Công ty Masan (VN) vừa bị chính quyền thành phố Osaka (Nhật) yêu cầu nhà nhập khẩu thu hồi với lý do có chất phụ gia cấm sử dụng, thiếu thông tin về chất phụ gia từ nhà nhập khẩu… Lý do thu hồi tương ớt Chin-su là trong sản phẩm có chứa chất bảo quản acid benzoic – bị cấm dùng trong tương ớt ở Nhật Bản. So với danh mục tương tự được Bộ Y tế ban hành tại VN, danh mục của Nhật Bản hạn chế hơn nhiều, đặc biệt VN cho phép chất bảo quản acid benzoic trong tương ớt nhưng Nhật Bản cấm, và đây là lý do thành phố Osaka thu hồi hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su.

Hình ảnhTL
1Hình hiệu Chuyên mục “Thương trường & Pháp luật”Hình hiệu15
2

 

Xây dựng và vượt qua hàng rào kỹ thuật là xu hướng và thách thức thời đại hội nhập và toàn cầu hóa.

Tuy nhiên, không phai ai cũng biết ….

Xu hướng bảo hộ dường như càng thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm 2018. Một số nước thậm chí sẵn sàng vi phạm quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước, kể cả các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc,… bằng việc đưa ra các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và ngày càng có xu hướng giá tăng cũng gây khó khăn cho việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Xuất khẩu nông sản Việt thời gian qua đã và đang đối diện với hàng loạt rào cản thương mại, như: Chương trình thanh tra và áp thuế chống bán phá giá đối với cá da trơn, tôm vào Hoa Kỳ; lệnh tạm dừng nhập khẩu đối với mặt hàng thủy sản từ Việt Nam vào Ảrập Saudi; Ấn Độ áp dụng biện pháp áp đặt mức giá tổi thiểu đối với hồ tiêu nhập khẩu; quy định mới kiểm dịch 100% các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Hàn Quốc áp dụng từ 1/4/2018; chính sách truy xuất nguồn gốc quả vải của Trung Quốc. Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ sụt giảm vì thuế chống bán phá giá tăng cao. Còn cá tra cũng gặp trở ngại ở cả 2 thị trường chủ lực là EU và Mỹ. Bị ảnh hưởng từ chương trình thanh tra cá da trơn từ 1/8/2017 và thuế chống bán phá giá tôm và cá tra, xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm 10%, xuất khẩu tôm cũng giảm 7,5%.

Theo Bộ Công Thương, lần đầu tiên sau rất nhiều năm, Hoa Kỳ mới lại áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu trong thương mại (đối với máy giặt). Mỹ cũng sẵn sàng thay đổi quy tắc xuất xứ được chính họ công nhận và duy trì nhiều năm để có thể đánh thuế “chống lẩn tránh” vào tôm xuất khẩu của Việt Nam. Mức thuế chống bán phá giá cá tra – basa mới được công bố gần đây cũng cao một cách bất thường, có thể nói là bảo hộ quá mức.

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa khi lưu thông trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu), như: quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn;…

Về bản chất, hàng rào kỹ thuật là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa khi lưu thông trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu) như quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi nhãn, thông tin tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn; các thủ tục kiểm dịch, vệ sinh, khử trùng, bảo quản, vận chuyển; yêu cầu về hệ thống chất lượng, hệ thống môi trường; yêu cầu về nhà xưởng, công nghệ thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm; yêu cầu về truy nguyên nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, tính hợp pháp của khu vực khai thác; yêu cầu về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, tiết kiệm/bảo tồn năng lượng…

Các yêu cầu nói trên được thể hiện trong các văn bản pháp luật (ở Việt Nam gọi là quy chuẩn kỹ thuật) do các cơ quan nhà nước trung ương hoặc địa phương ban hành, trong các tiêu chuẩn được các tổ chức khác nhau thông qua và trong các quy trình, thủ tục đánh giá, kiểm tra, chứng nhận sự đáp ứng, tuân thủ các yêu cầu của các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn đó.

Xu hướng mới cần lưu ý đó là ngày một nhiều các tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục đánh giá, kiểm tra, chứng nhận không phải do các cơ quan nhà nước ban hành hoặc áp đặt, mà do nhiều nhóm có chung lợi ích, cùng ý tưởng hoặc thế giới quan xây dựng và khuyến khích áp dụng. Các tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục như vậy được gọi chung là tiêu chuẩn tư nhân và hệ thống tự nguyện. Một số các tiêu chuẩn tư nhân cũng được các thị trường, cơ quan nhà nước công nhận và trở thành rào cản thực sự đối với hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển nếu không đáp ứng các yêu cầu của chúng thông qua các chứng chỉ tương ứng, vì khá tốn kém về tiền bạc và thời gian để có những chứng chỉ như vậy.

 

2
3MC: Dẫn vào chương trình, giới thiệu khách mời và giới thiệu chương trìnhMC20
4 

 

Chuyên gia

Hình gạt

MC dẫn và đọc Off

 

5’

5Mục hiệu tiểu mục “Đối thoại Mục hiệu10”
 

6

Khách mời 1: TS Nguyễn Đức Thịnh. – Chuyên gia kinh tế TS.

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Khái niệmm các biểu hiện hàng rào kỹ thuật

–        Vai trò và xu hướng bảo hô kỹ thuật

–       Tác động của bảo hộ kỹ thuật

–       Thực tiễn xây dựng và triển khai bảo hộ kỹ thuật của VN

MC và khách mời

Tranh luận kịch tính

 

10’

7Mục hiệu tiểu mục “ Phản hồi”
8 

PV: Chuyên gia

MC4’
9Mục hiệu tiểu mục “Phản hồi”

Nâng cao chất lượng sản phẩm, nhận diện và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường nước nhập khẩu là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp cần xây dựng quan hệ bạn hàng chiến lược và lâu dài, tham gia các chuỗi cung ứng ở thị trường mục tiêu sẽ là nhân tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và vượt qua được rào cản kỹ thuật của các thị trường này.

Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp hành động một cách riêng lẻ thì việc vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước phát triển sẽ rất khó khăn. Vai trò của Nhà nước, Hiệp hội, thậm chí các công ty tư vấn là rất quan trọng. Nhà nước và các Hiệp hội ngành hàng có thể nỗ lực trong việc hợp tác và ký kết thỏa thuận kiểm dịch trong lĩnh vực thủy sản, đồng thời tận dụng sự hỗ trợ từ các nước phát triển trong việc thành lập các trung tâm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế đối với mặt hàng thủy sản, đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm định với các phương pháp, kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của các nước phát triển…

Để hạn chế tác động tiêu cực của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại quốc tế, WTO thực thi Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) và Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh động vật và thực vật.. Để phát hiện hiện ra các điểm bất hợp lý trong các biện pháp kỹ thuật của các nước khác, nhiều nước xây dựng hệ thống cảnh báo, hệ thống đối phó với hàng rào kỹ thuật. Các nước có hệ thống cảnh báo và đối phó tốt với hàng rào kỹ thuật là những nước tích cực nêu quan ngại tại diễn đàn của Ủy ban Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO. Điển hình là EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Mexico, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Braxin… Hàn Quốc mới đây áp dụng một hệ thống đối phó với hàng rào kỹ thuật của nước ngoài một cách có hiệu quả thông qua hình thành cái gọi là Liên minh TBT . Liên minh này liên kết 19 hiệp hội chuyên ngành, 3 Viện Nghiên cứu Thử nghiệm và 5 Tổ chức Nghiên cứu, Xúc tiến thương mại và Đầu tư.

Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ thông qua các dự án, tối đa 200.000 USD/1dự án để nâng cao năng lực đối phó. Các quan ngại thương mại của Hàn Quốc được dàn xếp trong WTO chiếm khoảng 40% (trong 3 năm 2014-2016) và số còn lại được tiếp tục tham vấn song phương trực tiếp với tỷ lệ giải quyết đạt trên 80%. Điều này giúp cho việc xuất khẩu các mặt hàng mà Hàn Quốc quan ngại được tiếp tục thuận lợi do không gặp phải những rào cản phát sinh bởi quy định mới của thị trường xuất khẩu.

Hàng rào kỹ thuật không chỉ đến từ nước ngoài mà phát sinh ngay tại trong nước, khi các cơ quan quản lý quan liêu, không bảo đảm nguyên tắc công khai – minh bạch, không tham vấn thực chất với các bên chịu tác động trong xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, không tiến hành đánh giá tác động, phân tích nguy cơ rủi một cách khoa học và bài bản trước khi ban hành.

10”
10Khách mời 1: TS. Nguyễn Đức Thịnh– Chuyên gia kinh tế

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức 

Câu hỏi:

–       Các cách thức vượt qua hàng rào kỹ thuật từ kinh nghiệm quốc tế

–       Vai trò nhà nước, hiệp hội và cơ quan chức năng trong nhận diện và hỗ trợ DN vượt rào kỹ thuật

–       Giải pháp nào cho cho vượt rào kỹ thuật

–       Luật pháp Vn đã đủ trong xây dựng và hỗ trợ Dn vượt rào kỹ thuật

MC: 4’3
11MC: Dẫn kết ( MC viết nhé)Mc30’

Kịch bản: Vũ Tân

Quay phim máy lẻ:

MC: Minh Anh

Kỹ thuật hậu kỳ: Hữu Tú

     PHÒNG  KINH TẾ                                                                                                   LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM DUYỆT

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,895