2.665. Doanh nghiệp ‘đau đầu’ lo thưởng Tết 2021

(TBKD) –  Còn khoảng 2 tháng nữa là Tết nguyên đán, người lao động đang thấp thỏm mong chờ khoản thưởng Tết. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp phải nghĩ cách duy trì tháng lương thứ 13 theo hợp đồng lao động, đặc biệt là những doanh nghiệp có xu hướng sử dụng lao động lâu dài thì chế độ, thưởng Tết là cách giữ chân họ.

Người lao động lo lắng khoản thưởng Tết năm nay sẽ bị cắt giảm mạnh. (Ảnh minh hoạ: Int)

Những năm trước, thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh và đưa ra các mức thưởng Tết cho nhân viên, nhưng năm nay khá đặc biệt, dịch Covid-19 xảy ra khiến doanh thu nhiều doanh nghiệp sụt giảm và chưa nghĩ tới lương thưởng Tết cho nhân viên.

Người lao động thấp thỏm thưởng Tết

Dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh, không ít người lao động lo lắng khoản thưởng Tết năm nay sẽ bị cắt giảm. Chị Nguyễn Thu Hà, đang làm việc tại Khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long (Hà Nội), chia sẻ, đợt dịch Covid-19 bùng phát, chị phải nghỉ việc hơn 3 tháng.

Sau khi công ty hoạt động trở lại hồi tháng 6, công việc không được đều đặn như trước. Công ty không tổ chức làm thêm, mà chỉ làm 2 ca vào ban ngày, nên thu nhập giảm hơn nhiều so với năm ngoái. “Nếu như vào tháng 12 năm trước, thu nhập dao động 8-9 triệu đồng, thì năm nay chỉ 5,5-6 triệu đồng. Với mức thu nhập này, hầu như tôi không dành dụm được đồng nào”, chị Hà cho hay.

Chị Hà chia sẻ nếu như mọi năm thời điểm này thì các chị em trong công ty rất háo hức thảo luận về kế hoạch nghỉ lễ, nghỉ Tết, mua sắm chuẩn bị Tết,… thì năm nay là một bầu không khí trầm lắng bởi đến nay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang cách đích một chặng đường rất xa, trong khi thời gian không còn nhiều. “Chúng tôi vẫn chưa biết có được thưởng tết như mọi năm hay không”, chị Hà thấp thỏm.

Anh Nguyễn Đức Thường, nhân viên một trung tâm đào tạo tiếng Anh chia sẻ, do những khó khăn về kinh tế, công ty của anh đã liên tục cắt giảm nhân sự từ đầu năm 2020 và mới hoạt động bình thường trở lại từ tháng 10. Vì vậy, thu nhập mỗi tháng của anh còn hơn 6 triệu đồng. “Công ty vừa thông báo thưởng tết dương lịch 500 nghìn đồng/nhân viên, còn thưởng tết âm lịch thì chưa biết”, anh Thường cho hay.

Trong khi người lao động vẫn đang thấp thỏm chờ lương, thưởng Tết dẫu biết sẽ sụt giảm rất nhiều so với năm ngoái vì ảnh hưởng của 2 đợt dịch Covid-19 thì những người chủ sử dụng lao động cũng đang đau đầu để có thể đảm bảo lương, thưởng cho đội ngũ nhân sự của mình.

Chị Nguyễn Hương Giang, trưởng phòng hành chính một công ty sản xuất giày dép, túi xách cho biết, dù tình hình kinh doanh khó khăn nên hiện nay chưa có kế hoạch cụ thể về mức thưởng Tết cho người lao động, song công ty vẫn sẽ cân đối, đảm bảo quyền lợi người lao động và tài chính doanh nghiệp. Hàng năm, mức thưởng Tết của các nhân viên khác nhau, tùy thuộc vào xếp hạng, đánh giá lao động cuối năm của từng người.

Thưởng Tết sẽ giảm?

Từ thực tế của nền kinh tế, mới đây Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có công văn yêu cầu các sở LĐ-TB&XH chủ động phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, liên đoàn lao động và các cơ quan liên quan nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống công nhân lao động trong các doanh nghiệp.

Qua đó, các sở LĐ-TB&XH cần kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật, nhất là trong dịp tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2021.

Chia sẻ về chuyện thưởng Tết năm nay của doanh nghiệp, bà Tống Thị Minh – nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) nhận định, mức lương thưởng Tết năm 2021 khó tăng so với năm 2020. Nhiều doanh nghiệp sẽ cố gắng giữ ở mức như những năm trước hoặc giảm nhẹ. Tuy nhiên, chắc chắn các doanh nghiệp vẫn sẽ có thưởng Tết để động viên, khuyến khích người lao động.

Bà Minh cho hay: “Mức thưởng tết năm nay có thể giữ nguyên hoặc giảm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đây là năm khó khăn chung của toàn bộ nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Do đó, người lao động và doanh nghiệp cần cùng nhau chia sẻ để vượt qua khó khăn”.

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, về bản chất, tháng lương thứ là khoản tiền thay vì trả hết đúng 12 tháng thì doanh nghiệp tách ra để cuối năm xem kết quả kinh doanh thế nào, hoạt động ra sao để trả riêng một khoản coi như là thưởng. “Đây là cách thay đổi kỹ thuật trả sớm, trả muộn và trả thêm”, ông Đức nói.

Còn thưởng là từ lợi nhuận, từ kết quả kinh doanh có hiệu quả, thành tích. Tháng bình thường trả như thế nào thì tháng lương thứ 13 sẽ trả tương tự như vậy.

Ông Đức cho rằng, việc thưởng tháng 13 do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại doanh nghiệp. Tháng lương thứ 13 thường được quy định trong hợp đồng lao động, vì vậy người lao động cần biết để bảo đảm quyền lợi cho mình.

Thanh Hoa

—————————

Thời báo Kinh doanh (An sinh) 15-12-2020:

https://thoibaokinhdoanh.vn/an-sinh/doanh-nghiep-dau-dau-lo-thuong-tet-2021-1075407.html

(163/1.053)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.911. Cuộc chiến chống buôn lậu cuối năm.

Cuộc chiến chống buôn lậu cuối nă (VH) - Ở thời điểm này, khi...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,129