2.672. Làm sao để loại bỏ sâu bọ trong các cơ quan phòng chống tham nhũng?

(VOV1) – Luật sư Trương Thanh Đức tham gia trao đổi trực tiếp trên sóng VOV1 Thời sự sáng 7h ngyà 18-6-2019 về chủ để trên.

VOV1 (Thời sự sáng) trực tiếp 18-6-2019:

http://vov1.vov.vn/…/lam-gi-de-loai-bo-sau-mot-trong-co-qua…


Kịch bản

Thời sự đồng hành sáng

Phát sóng trực tiếp 07h00 ngày 18/6/2019 – Thứ ba

Kịch bản Câu chuyện thời sự

Chủ đề: Làm gì để loại bỏ những con sâu mọt trong cơ quan phòng chống tham nhũng?

Khách mời: Luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

MC1: Thưa quý vị, thưa các bạn!

Như trong câu chuyện thời sự sáng qua chúng tôi trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong thì điều khiến dư luận rất bất bình là Trưởng đoàn cán bộ thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc tạm giữ là Phó Trưởng Phòng phòng chống tham nhũng của Thanh tra Bộ. Vị này bị bắt quả tang khi nhận hối lộ hàng trăm trệu đồng.

MC2: Câu hỏi đặt ra là, tiền đâu để chung chi, trả cho sự im lặng? Cán bộ dựa vào cái mác chống tham nhũng để tham nhũng thì xử lý như thế nào? Trách nhiệm pháp lý, quản lý thuộc về ai? Cần làm sao để cán bộ không thể nhũng nhiễu, nhận hối lộ khi thi hành công vụ? Nội dung này được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay với khách mời là Luật sư Trương Thanh Đức – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức đã nhận lời tham gia chương trình cùng chúng tôi.

Ls Trương Thanh Đức: Kính chào quý vị thính giả Đài Tiếng nói Việt Nam

Vâng, thưa quý vị thính giả! Câu chuyện thời sự của chúng tôi hôm nay bàn về câu chuyện; làm sao để không còn những con sâu mọt trong cơ quan phòng chống tham nhũng? Quý vị quan tâm đến nội dung này, ngay bây giờ có thể gọi tới các số điện thoại 0243.943.9483 và 0243.934.1040 để bày tỏ quan điểm, giao lưu với vị khách mời của chương trình. Tôi xin nhắc lại số điện thoại 0243.943.9483; 0243.934.1040. Và trước khi vào cuộc trao đổi, mời Luật sư Trương Thanh Đức cùng quý vị thính giả nghe một tổng hợp ngắn của chúng tôi:

V1 18/06 07H00 TONG HOP CAU CHUYEN –

Trong quá trình thanh tra thuế tại công ty Cổ phần xây dựng An Nghĩa (ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), đoàn thanh tra do ông Hồ Minh Khiêm, nguyên Trưởng phòng Thanh tra thuế, Cục thuế tỉnh Bình Định làm trưởng đoàn phát hiện công ty này có một số sai phạm. Ông Khiêm đã gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo công ty yêu cầu đưa 130 triệu đồng để bỏ qua lỗi vi phạm. Vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm với mức án dành cho bị cáo Khiêm là 8 năm tù giam.

Ngày 26/4 vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với 5 cán bộ Thanh tra của tỉnh về tội nhận hối lộ. Trong quá trình thi hành nhiệm vụ, các bị can đã có hành vi đe dọa đơn vị bị thanh tra và ép buộc phải đưa tiền, để bỏ qua những sai phạm.

Ngày 12/6, Cơ quan Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản hành vi vòi tiền của đoàn thanh tra Bộ Xây dựng tại huyện Vĩnh Tường. Số tiền vòi vĩnh được cho là hàng tỷ đồng. Đáng chú ý, Trưởng đoàn đoàn này là Phó Trưởng phòng phòng chống tham nhũng của Thanh tra Bộ Xây dựng.

1/ Thưa Luật sư Trương Thanh Đức! Như tổng hợp vừa nêu thì có thể nói rằng, chuyện cán bộ thanh tra vòi tiền, thậm chí là nhiều tiền của doanh nghiệp khi thực thi nhiệm vụ không còn là hiếm. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

Ls Trương Thanh Đức: (Không chỉ riêng Thanh tra mà cả các cơ quan bảo vệ pháp luật; bộ phận phòng chống tham nhũng trong các cơ quản lý Nhà nước…)

Điều này cho thấy thêm bằng chứng Tình trạng tiêu cực, tham nhũng nói chung là nghiêm trọng trong nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan đon vị.,

Thanh tra là người hiểu biết pháp luật, trong đó có quy định nghiêm khắc về tham nhũng, nên có thể hình dung, những vụ bắt được quả tang chỉ là con số rất ít, phần nổi rất nhỏ trong tảng băng chìm.

3/ Vậy thì nó đặt ra trách nhiệm gì của cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng ở địa phương, trách nhiệm gì từ phía doanh nghiệp trong việc mua sự im lặng của cán bộ thanh tra với giá hàng tỷ đồng như vậy, thưa Luật sư?

Ls Trương Thanh Đức:

Lỗi thường từ 2 phía, tại anh tại ra.

Tuy nhiên trách nhiệm chính là từ phía các CQNN. DN vì nhiều lý do, có thể sai, nhưng CQNN thì phải làm đúng, vì Nguyên tắc là DN được làm, còn cơ quan,…

Chức năng của Thanh tra là phát hiện, chấn chỉnh sai sót, hướng dẫn, hỗ trợ DN tuân thủ pháp luật. Nếu thanh tra và các cơ quan làm đúng thì DN không quá sợ hãi đi đêm.

Nếu họ cứ xoáy sâu vào sai phạm, nâng cao mức độ, đe dọa, gây sức ép thì là nguy cơ rất lớn đối với DN. Đến mức DN nào chưa sai cũng vẫn sợ.

4/ Trở lại hành vi vòi tiền của cán bộ thanh tra Bộ Xây dựng vừa bị phát giác ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Nếu như bên bị vòi tiền “chịu được nhiệt”, có nghĩa là chịu mất tiền chung chi thì đương nhiên hành vi sai phạm không bị lộ. Theo ông, hệ quả của việc đưa-nhận này sẽ như thế nào?

Ls Trương Thanh Đức:

Nếu như đòi số tiền không quá nhiều thì rất có thể 2 bên đã xong vụ dàn xếp mà quỷ.

Ỉm đi sai phạm, khuyến khích sai phạm, tiếp tay cho tội phạm. Bất chấp pháp luật. Môi trường KD ngày càng xấu, giết chết DN làm ăn chân chính.

 “Hội nghị cán bộ thanh tra toàn quốc”, ngày 05-3-1960

“Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Cụ thể hơn nữa, “Có thể nói, cán bộ thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai có sáng suốt thì người mới sáng suốt.

Lừa trên, hại dưới.

Vâng, chính vì gây ra những hệ quả ấy cho xã hội mà dư luận nhân dân hết sức bất bình trước hành vi coi thường kỷ cương phép nước của những người được giao quyền lực mà lại lợi dụng quyền lực để tham nhũng. Mời Luật sư và quý vị thính giả nghe một số ý kiến của thính giả:

5/ Thưa Luật sư Trương Thanh Đức! Thông tin khiến người dân bức xúc khi Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng “ăn” tiền của doanh nghiệp đang là Phó Trưởng phòng phòng chống tham nhũng của Thanh tra Bộ. Ông bình luận như thế nào về việc trao quyền lực cho cán bộ làm công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng mà lại để cho họ thực hiện hành vi tham nhũng, thưa Luật sư?

Ls Trương Thanh Đức:

Hội nghị Cán bộ thanh tra toàn miền Bắc ngày 19.04.1957),

“Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”.

Công việc bình thường mà tham nhũng đã không thể chấp nhận.

Nhưng thanh tra mà đòi hối lộ thì nghiêm trọng hơn. Thanh tra chống tham nhũng nhận hối lộ thì càng đặc biệt nghiêm trọng. Vi phạm ít nhất 3 luật Luật Thanh tra, Luật Phòng chống tham nhũng & Bộ luật Hình sự.

Vậy thì dân còn biết tin vào đâu nữa, Đảng & NN còn biết dựa vào đâu nữa?

Đã đến lúc phải xem lại, phải thay đổi quan điểm, cách thức bổ nhiệm cán bộ, không chỉ đối với thanh tra, mà là đối với mọi lĩnh vực.

6/ Thưa Luật sư! Cán bộ phụ trách công tác chống tham nhũng; lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, lợi dụng cái mác chống tham nhũng để tham nhũng với số tiền lớn, hàng tỷ đồng thì theo ông cần phải xử lý như thế nào?

Ls Trương Thanh Đức: (Nói thêm về một số quy định của Luật PCTN 2015 và Luật mới sẽ có hiệu lực vào 1/7 tới)

Không xử lý nội bộ, không xử lý hành chính, mà phải xử lý tội phạm.

Không chỉ vi phạm các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 cũng như 2018 sẽ có hiệu lực từ 01-7 sắp tới, mà đã phạm tội nghiêm trọng.

Chỉ cần nhận 2 triệu đồng đã phạm tội nhận hối lộ và bị phạt tù từ 2 năm trở lên. Chia ra, chỉ cần nhận hối lộ 2.740 đồng là đã bị phạt 1 ngày tù.

Nhận từ 100 triệu trở lên là mức độ rất nghiêm trọng, bị phạt tù từ 7 năm trở lên.

Nếu như đòi hối lộ từ 500 triệu trở lên là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạt tù 15 năm tù, từ 1 tỷ trở lên là phải xử ở khung hình phạt 15 – 20 năm tù và cao nhất đến chung thân, tử hình.

7/ Tất nhiên, ai sai phạm sẽ phải xử lý nghiêm, nhưng điều quan trọng là ngoài trách nhiệm cá nhân người sai phạm cũng phải chỉ rõ trách nhiệm của những người có liên quan, có thẩm quyền. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Ls Trương Thanh Đức:

Cần phải xử lý trách nhiệm của những người liên quan, từ tiến cử, bổ nhiệm, quản lý, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu.

Mới vài hôm trước, người yêu sách hối lộ còn được tuyên dương, khen thưởng, đánh giá cao về chuyên môn và đạo đức.

8/ Thưa Luật sư! Để mua sự im lặng, doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều tiền, thậm chí là rất nhiều tiền, rất nhiều lần. Vậy thì theo Luật sư, phải làm gì để không còn tiêu cực, không còn sự đổi chác, bán-mua; không còn những con sâu mọt trong đơn vị phòng chống tham nhũng như vụ việc vừa xảy ra ở Thanh tra Bộ Xây dựng?

Ls Trương Thanh Đức:

Cán bộ đảng viên nói chung đều phải gương mẫu. Phải liêm chính, tử tế rồi mới đòi hỏi DN tuân thủ PL.

 (Nhấn mạnh việc xây dựng quy chế làm việc trong các cơ quan phòng chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia giám sát của người dân, các tổ chức xã hội, các phương tiện kỹ thuật hiện đại….)

Bổ nhiệm

Giám sát

Phát hiện kịp thời

Xử lý nghiêm minh.

Ban chỉ đạo PCTN và Thủ tướng vừa có chỉ thị:

ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp khi giải quyết công việc;

Triển khai rộng rãi hệ thống ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các địa điểm có tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp và có bộ phận thường trực để theo dõi, giám sát thường xuyên.

Rà soát, đánh giá, kịp thời chấn chỉnh, thay thế, loại bỏ những cán bộ không đủ phẩm chất, đạo đức, có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các Quy trình, quy chế hoạt động của các Đoàn thanh tra, kiểm toán đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, không để sơ hở để thực hiện các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quá trình thanh tra, kiểm toán.

Cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức! Thưa quý vị, thưa các bạn! Liên quan đến vụ việc 5 cán bộ Thanh tra Bộ Xây dựng vòi tiền trong quá trình thực hiện công tác thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị chức năng khẩn trương xác minh, điều tra làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

MC1: Vâng, thưa quý vị! “Nói không với tiêu cực, tham nhũng” không chỉ “nói” mà phải hành động quyết liệt, phải xử lý triệt để, phải tìm ra những lỗ hổng trong công tác cán bộ, trong việc xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế, cơ chế giám sát các vụ việc tương tự không thể xảy ra;

MC2: Một lần nữa cảm ơn Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã tham gia chương trình cùng chúng tôi. Cảm ơn quý vị thính giả đã lắng nghe và có quan điểm trao đổi với vị khách mời. Cảm ơn quý vị thính giả đã quan tâm theo dõi./.

 (Chương trình phát sóng trực tiếp 07h00 sáng mai, 18/6. Kính mời anh đến số 43, Bà Triệu lúc 6h50 nhé ạ. Cảm ơn anh nhiều!!!)

——-

Bỏ câu sau

2/ Ông bình luận gì khi có ý kiến cho rằng, mức độ vòi tiền của cán bộ thanh tra tương ứng với mức độ sai phạm của doanh nghiệp, và vì có hành vi vi phạm mới có sai phạm tiếp theo?

Ls Trương Thanh Đức:

Nếu DN, đối tượng bị thanh tra hoàn toàn đúng thì không lý gì vòi vĩnh.

Tuy nhiên rất hiếm khi thanh tra đã vào mà không có sai sót gì, không nhiều thì ít trong bối cảnh cơ chế chuyển đổi & pháp luật bất cập như hiện nay.

Càng sai nhiều thì càng hay tìm cách hối lộ & càng có nguy cơ bị vòi vĩnh nhiều.

———————-

Đăng FB

Ăn dầy bầy sâu.

Lên sóng trực tiếp hôm nay chỉ việc dẫn lời Hồ Chủ tịch:

  1. “Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”. => Gương vỡ nát mặt.
  2. “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. => Lừa trên hại dưới.
  3. “Có thể nói, cán bộ thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai có sáng suốt thì người mới sáng suốt”. => Tai hỏng người hư.

VOV1 Thời sự đồng hành sáng: Loại bỏ sâu mọt tham nhũng?

http://vov1.vov.vn/…/lam-gi-de-loai-bo-sau-mot-trong-co-qua…

! Mỗi ngày 1 luật !

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,884