2.695. Tín dụng tiêu dùng sau 10 năm phát triển: Vẫn băn khoăn hành lang pháp lý

(VNB) – Tại tọa đàm ‘Tài chính tiêu dùng – Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển’ diễn ra vào sáng 25/3 ở Hà Nội, các chuyên gia đã có nhiều nhận định, đánh giá về vấn đề pháp lý trong ngành tài chính tiêu dùng.

Phát biểu tham luận tại hội thảo, Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trong thời gian qua, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng đã phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng của người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng công bằng xã hội.

Theo số liệu của NHNN, đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt đạt 1,8 triệu tỷ đồng tới năm 2020, chiếm 20% dư nợ cho vay nền kinh tế.

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, góp phần nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tín dụng đen.

Trong đó, các quy định về cho vay tiêu dùng luôn được NHNN hoàn thiện, bổ sung phù hợp với đặc thù cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng an toàn, lành mạnh, hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Ngoài ra, hiện nay, NHNN đang nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển tài chính tiêu dùng như đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định về triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money); Đề xuất, trình Chính phủ Nghị định về cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech; Nghị định thay thế Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg về hoạt động tài chính vi mô.

Đồng thời, NHNN theo thẩm quyền đã ban hành các quy định pháp lý phù hợp đối với các sản phẩm, mô hình, dịch vụ, phương tiện thanh toán mới gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 như ngân hàng số, công nghệ định danh và nhận biết khách hàng điện tử, quy định về mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử – eKYC,…

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Thịnh cho rằng tài chính tiêu dùng là một lĩnh vực tương đối mới trong lĩnh vực tài chính, các vấn đề pháp lý cho hoạt động tài chính tiêu dùng chưa đầy đủ và chưa toàn diện, cụ thể.

Hơn nữa, do nhận thức cho người dân về dịch vụ tài chính tiêu dùng chưa cao, việc hỗ trợ, môi giới tín dụng chưa đầy đủ, trong khi tài chính tiêu dùng thường có thời hạn cho vay ngắn và lãi suất cao hơn của các ngân hàng thương mại nên có một thiểu số các chủ thể khi vay đã không trả được nợ khiến có những vụ việc một số cá nhân môi giới hành xử vượt mức cho phép tạo ra bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu tới hoạt động tài chính tiêu dùng.

“Đây là vấn đề khó khăn ở Việt Nam khi nền kinh tế mới chuyển sang cơ chế thị trường”, ông Thịnh nhận định.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trong 10 năm qua, tài chính tiêu dùng phát triển rất mạnh, nhưng hành lang pháp lý thì không thay đổi nhiều, nên đã trở thành một trong những nguyên nhân cản trở hoạt động này.

Về quy định pháp luật về cho vay, luật Các tổ chức tín dụng và Bộ luật Dân sự gần như không có thay đổi, ngoại trừ quy định về lãi suất cho vay.

Bên cạnh đó, số lượng công ty tài chính trong 10 năm qua gần như không thay đổi, nhiều năm gần đây và đến 31/12/2020 vẫn chỉ có 16 công ty tài chính, trong đó nhiều không ty không cho vay tiêu dùng.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Góp ý chính sách, ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng giám đốc FE Credit nhấn mạnh quan điểm: Hãy để tài chính tiêu dùng phát triển theo thị trường.

”Chúng tôi hoạt động kinh doanh dựa trên rủi ro, lợi ích của chúng tôi. Cho vay bao nhiêu, lãi suất thế nào dựa trên chúng tôi cho vay hay không, khách hàng có trả nợ được không. Tất cả điều đó đã điều chỉnh mối quan hệ kinh tế giữa người vay và người cho vay rồi”, ông nói.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng giám đốc FE Credit.

Ông Phúc lập luận, chúng ta áp dụng nhiều quy định luật pháp chưa phù hợp thì càng gây khó khăn, bóp méo thị trường.

Cho vay tiêu dùng hiện nay gần như toàn bộ là cho vay tín chấp, vậy thì đòi nợ thế nào. Khác với cho vay thế chấp, nếu không gọi điện thoại thì cho vay tín chấp làm sao đòi nợ được.

Trong vấn đề đòi nợ, từng nhân viên đôi khi có hành vi không đúng, nhưng tổng thể, không một tổ chức tín dụng hay công ty tài chính nào vi phạm pháp luật”, ông Phúc khẳng định.

Quốc Thuỵ

———————–

VietnamBiz (Tài chính) 25-3-2021:

https://vietnambiz.vn/tin-dung-tieu-dung-sau-10-nam-phat-trien-van-ban-khoan-hanh-lang-phap-ly-20210325154536962.htm

(142/979)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.421. Năm mới 2025: Cấp thiết gỡ "nút thắt của...

Năm mới 2025: Cấp thiết gỡ "nút thắt của nút thắt" để đất nước vươn...

Trích dẫn 

3.969. Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ...

Không gia hạn Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, nợ xấu gia tăng nhưng tốt...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 236,388