2.702. Với hàng nội địa, pháp luật đang đánh đố doanh nghiệp?

(PL) – Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, việc xây dựng quy định “Sản xuất tại Việt Nam” không chỉ vì người tiêu dùng trong nước mà còn vì các doanh nghiệp (DN) bởi nếu chậm thì dẫn tới hậu quả là DN “làm kiểu gì cũng sai; người tiêu dùng và cơ quan quản lý thấy cái gì cũng không hợp lý…

Chia sẻ tại Diễn đàn DN – Báo chí mới đây, Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, quản trị DN có thể tốt, nhưng pháp luật kinh doanh đang có nhiều vấn đề, mặc dù điều này chúng ta có thể làm tốt ngay từ đầu. Dẫn chứng về vụ Asanzo, Luật sư Đức cho biết, khái niệm gốc xuất xứ không phải được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương mà tại Điều 3.14 Luật Thương mại năm 2005: Đối trường hợp nhập nguyên liệu, bộ phận, linh kiện, chi tiết, thì xuất xứ là “nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng”.

Theo Luật sư, “Luật nghe thì rất hay, chuẩn mực, hùng hồn nhưng đi sâu vào là không ổn”. Đơn cử, chỉ một quy định: “Chế biến công đoạn cuối cùng” cũng đã tạo rào cản, bế tắc không vượt qua được. Hàng xuất thì chỉ bị vướng ít, thậm chí là không vướng khi theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP về “Xuất xử hàng hóa”. Tuy nhiên, cùng loại hàng đó, hôm nay tiêu thụ trong nước, mai mang xuất khẩu (như vụ Chinsu) thì nguy cơ “đúng thành sai, sai thành đúng”. “Với hàng nội địa thì pháp luật đang đánh đố DN. Với quy định pháp luật hiện hành, nói nặng thì kiểu gì cũng “chết”, nói nhẹ thì kiểu gì cũng vướng, nói vừa thì kiểu gì cũng sai!”- Luật sư bình luận.

Cụ thể, Điều 15, Nghị định 43/2017?NĐ-CP về “Nhãn hiệu hàng hoá” quy định, hàng hoá lưu thông trong nước buộc phải có nhãn hiệu hàng hoá. Mà nhãn hiệu hàng hoá thì buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá. Mà xuất xứ hàng hoá cũng được Nghị định 43 quy định: “Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước…”. Dịch ra tiếng Anh là “Made in…”.

Nghị định 43/2017/NĐ-CP cũng quy định: DN tự xác định và ghi xuất xứ hàng hoá nhưng phải bảo đảm 3 điều kiện: Trung thực, chính xác và tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. “Quy định dường như đơn giản, rõ ràng, nhưng hoá ra bế tắc. Ví dụ, vụ Asanzo, không thể ghi xuất xứ Trung Quốc, cũng chẳng thể ghi xuất xứ hay sản xuất tại Việt Nam, vì chỉ là lắp ráp khá đơn giản, chứ không phải là “chế biến cơ bản”…”- Luật sư Đức phân tích.

Thanh Thanh

—————–

Pháp luật Việt Nam (Kinh tế) 20-7-2019:

http://baophapluat.vn/kinh-te/voi-hang-noi-dia-phap-luat-dang-danh-do-doanh-nghiep-462338.html

(538/538)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.429. Củng cố pháp luật để phát triển trung...

Củng cố pháp luật để phát triển trung tâm tài chính. (KTVN) - Theo...

Trích dẫn 

3.977. Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần...

Kiểm soát đầu cơ bất động sản: Cần nhiều hơn một chính sách...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,862