2.760. Luật sư Trương Thanh Đức: Nên nâng Nghị quyết 42 thành luật 

(CL) – Thực tế chứng minh Nghị quyết 42 đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực cho công tác xử lý nợ xấu, tuy nhiên, đối tượng tập trung vào “thì quá khứ”. Trong khi đó nợ xấu là vấn đề luôn hiện hữu của ngành ngân hàng, đặc biệt trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, nợ xấu đã và đang tăng cao…

Nghị quyết 42 đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực cho công tác xử lý nợ xấu.

Ngân hàng cần chính sách “thức thời”

Theo bà Trịnh Thị Ngân – Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa TP Hà Nội: “Giai đoạn vừa qua, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự khó khăn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 98%, đây là khối lượng doanh nghiệp lớn, bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 cực kỳ nặng nề.

Hỗ trợ của Nhà nước rất nhiều và Nghị quyết 42 đã giúp các ngân hàng tái cơ cấu tài chính. Giai đoạn vừa qua, lãi suất chưa bao giờ thấp như bây giờ, nhưng cơ hội để vay và phục hồi sản xuất rất khó. Tài sản thế chấp là vấn đề lớn, chỉ dùng để đi vay được khoản ban đầu, nhưng đọng vốn rồi đi vay rất khó. Doanh nghiệp phải có sức mới có thể chống chọi được trong tình hình hiện nay”.

“Trong những tháng ảnh hưởng COVID-19, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Bởi bài toán muôn thuở là tài sản thế chấp, rất mong ngành ngân hàng có những quyết sách tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội các chính sách như giảm lãi vay”- bà Ngân kiến nghị.

Còn đại diện Ngân hàng Techcombank cho biết, dịch COVID-19 chưa kết thúc, và chưa thể đánh giá rõ ràng được những hậu quả chính xác mà dịch bệnh tác động đến ngân hàng. Kinh nghiệm và cũng là bí quyết xử lý của ngân hàng trong thời gian dịch bệnh vừa qua là: Am hiểu khách hàng, phân loại đúng khách hàng và có giải pháp phù hợp. Với khách hàng khó khăn tạm thời do dịch bệnh thì ngân hàng hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Với khách hàng khó khăn lâu dài, bị ảnh hưởng nặng nề thì ngân hàng đồng hành cùng khách hàng tìm các giải pháp giảm thiểu thiệt hại, xử lý sớm để hạn chế chi phí và lãi phát sinh.

Techcombank đưa ra những chính sách mới, ưu đãi mới dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn đến 5 tỷ. Tuy nhiên, vì dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm nên Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đưa ra những chính sách phù hợp với các ngân hàng thương mại, đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng”, đại diện Ngân hàng Techcombank kiến nghị.

Nên nâng Nghị quyết 42 thành luật 

Trước thực trạng này Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, các quy định pháp luật đã có tác dụng rất tốt trong việc xử lý nợ xấu, tuy nhiên, chính sách vẫn có những điểm “xấu” và vẫn cần phải hoàn thiện để bảo đảm việc xử lý nợ xấu nói chung của nền kinh tế và nợ xấu nói riêng của ngành Ngân hàng cần tốt hơn.

Luật sư Trương Thanh Đức.

Thứ nhất, về Nghị quyết 42, được ban hành chậm nhưng tốt, thể hiện qua kết quả xử lý nợ xấu. Nguyên nhân thứ 2 của việc xử lý được nhiều nợ xấu, đó là thời gian.

Thứ hai, qua nhiều năm, thì không có lý gì không xử lý được nợ xấu, nhất là đối với nợ có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, điểm sai không hợp lý lại làm được là 1/5 điều kiện: Thoả thuận thu giữ tài sản thế chấp. Trên thực tế, điều này không thực thi. Điểm cần thiết lại không làm được: Thủ tục rút gọn (Nghị quyết 42 và Nghị quyết 03/2018).

Vấn đề then chốt, quan trọng nhất mà Nghị quyết 42 đã mang lại, đó là tác động đến nhận thức: Được cả hệ thống chính trị và nghiệp vụ ủng hộ: Chính quyền, công chứng, đấu giá, đăng ký nhà đất,… Nhận thức và sức ép đối với khách hàng và bên tài sản bảo đảm thế chấp trước vấn đề mấu chốt quan trọng nhất là: Thu giữ tài sản thế chấp. Thay vì chây ỳ, trì hoãn có lợi trước đây, thì trở thành bất lợi đối với khách hàng và người có tài sản thế chấp từ sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, vị Luật sư này nhận định

Về Thông tư số 01 và 03 của NHNN, ông Đức rằng mục tiêu hỗ trợ là cần thiết; tác dụng trợ giúp tốt. Rất cần phải giãn, hoãn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; Tác dụng không chỉ cho phía doanh nghiệp, mà đồng thời cho cả ngân hàng, rộng ra là nền kinh tế xã hội. Cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh, thị trường chứng khoán tăng vọt cũng nhờ ‘công’ rất lớn của hai Thông tư này. Vậy mặt phải là ‘công’ thì đã rõ, nhưng mặt trái thì có ‘tội’ hay không?

Về bản chất là việc xử lý tạm khoanh nợ, tạm thời được miễn trách, tạm thời không áp dụng “chế tài” xấu; để hỗ trợ cả hai phía doanh nghiệp và ngân hàng. Tuy nhiên, xử lý như hai Thông tư thì có nguy cơ gây nhầm lẫn, chủ quan, đánh giá không đúng bản chất, tính chất của nợ xấu, dẫn đến nguy cơ rất lớn cả về chất lượng tín dụng trong tương lai gần cũng như ý thức tuân thủ pháp luật.

Từ đó, dễ đến nguy cơ xoá mất thành quả, công sức nhiều năm yêu cầu thực hiện phân loại nợ đúng; thực hiện đúng về tích lập và sử dụng dự phòng, đánh giá đúng chất lượng tín dụng, xác định đúng tình trạng rủi ro”, Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh, đồng thời đưa ra một số đề xuất, kiến nghị. 

“Về Nghị quyết 42 cần sửa đổi, triển khai, hiện thực hoá thủ tục rút gọn theo Nghị quyết 42 và 03 cho các khoản nợ xấu cho vay từ 15/8/2017 các khoản nợ xấu phát sinh sau ngày 15/8/2022. Cần phải tiếp tục kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42. Tốt nhất là nâng lên thành luật và áp dụng cho đến khi nào Hệ thống Toà án thực sự giải quyết được một cách nhanh chóng yêu cầu đòi nợ của ngân hàng, không chỉ riêng thủ tục rút gọn. Quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn, khả thi hơn. Giờ không làm ngay thì lại không kịp. 

Về Thông tư 42, giữ nguyên nhóm nợ, giữ nguyên nợ xấu để đánh giá đúng chất lượng tín dụng, nhất là chưa xác đinh được khi nào hết dịch. Và dù có hết dịch thì cũng còn tiếp tục khó khăn rất lâu nữa. Đồng thời cho phép áp dụng các cơ chế tương tự như hiện nay.

Đối với VAMC, cần xem xét giảm thiểu, tiến tới bỏ cơ chế mua bán nợ ‘kỹ thuật’, thay bằng cơ chế ‘khoanh nợ’.Về các chính sách khác, khôi phục cơ chế pháp lý ‘khoanh nợ’, trước đây đã từng được thực hiện trong ngành Ngân hàng, hiện nay vẫn đang áp dụng đối với việc xử lý nợ quốc gia và một số lĩnh vực như cho vay của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Đặt ra cơ chế cho phép xoá nợ gốc nói chung, trong trường hợp xử lý nợ xấu nói riêng, ông Đức nhấn mạnh.

Còn theo TS Cấn Văn Lực, thực tế chứng minh Nghị quyết 42 đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đối tượng tập trung vào các khoản nợ được hình thành trước khi có hiệu lực (ngày 15/8/2017). Trong khi đó, nợ xấu là vấn đề liên tục, luôn hiện hữu của ngành ngân hàng. Hơn nữa, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, nợ xấu đã và đang tăng cao.

Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực chỉ trong hơn 1 năm nữa, sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian tới là rất lớn. Việc luật hóa xử lý nợ xấu cũng là tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác thể chế, ông Lực nhận định.

Khánh Linh

—————-

Công luận (Kinh tế) 24-6-2021:

https://congluan.vn/luat-su-truong-thanh-duc-nen-nang-nghi-quyet-42-thanh-luat-post140514.html

(836/1.493)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

437. Cải cách thể chế và tôn trọng thị trường...

Chùm 3 bài Việt Nam - Khát vọng hùng cường: Cải cách thể chế và tôn...

Phỏng vấn 

4.424. Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử.

Hỗ trợ kê khai nộp thuế điện tử. (VTV1) - Chương trình có sự tham gia...

Trích dẫn 

3.975. “Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên...

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư? (NĐT) - Được hỗ...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 237,292