2.763. Luật hoá để xử lý nợ

(ĐĐK) – Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực trong 4 năm, đến nay đã gần kết thúc thí điểm. Theo đề xuất của giới chuyên gia cần được tiếp tục duy trì và xây dựng thành luật xử lý nợ xấu.

Theo thống kê, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 30/4/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được gần 350.000 tỷ đồng (66%) nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42, đạt trung bình khoảng 8.000 tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng (54%), ngoại bản (21%) bán cho VAMC (25)%. Trong đó, khách hàng tự nguyện trả nợ 150.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi thời điểm trước Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho hay, ngay sau khi có Nghị quyết 42, Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ tối đa cho hoạt động xử lý, thu hồi nợ của VAMC. Cho đến thời điểm hiện nay, có 21 tổ chức tín dụng đã tất toán dư nợ cho VAMC.

Theo ông Thắng, Nghị quyết 42 ra đời, cùng với việc quy định về đấu giá tài sản, từ 2018 đến nay, VAMC đã bán đấu giá thành công gần 3.000 tỷ các khoản nợ và tài sản bảo đảm.

“Hiện tại, chúng tôi được Ngân hàng Nhà nước đồng ý xây dựng sàn giao dịch nợ xấu, khoảng đầu quý III năm 2021 sẽ ra đời. Ngoài ra, được phép Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, thành lập câu lạc bộ VAMC với 23 thành viên, tạo diễn đàn để các AMC lên tiếng, hướng tới các đơn vị tham gia thị trường mua bán nợ” –  ông Thắng khẳng định.

Tổng giám đốc VAMC kiến nghị nên tiếp tục nâng tầm Nghị quyết 42 sau khi kết thúc thí điểm. Sớm hình thành hệ thống thị trường mua bán nợ, phải có khuôn khổ pháp luật cho thị trường ấy, các công cụ cũng phải được hoàn thiện. Hiện nay, có thể mua bán nợ theo hình thức cạnh tranh hoặc đấu giá còn rất sơ khai.

Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là nợ xấu đang có dấu hiệu leo thang khi mà dịch bệnh Covid-19 kéo dài.

Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS Cấn Văn Lực cho biết, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đang trong khoảng 1-3%, nghĩa là 97-99% khách hàng vay vốn là khách hàng tốt. Tuy nhiên, việc có thể xử lý các khoản nợ xấu hiệu quả sẽ giúp chi phí, thủ tục vay vốn được tốt hơn rất nhiều, không để “con sâu làm rầu nồi canh”.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia này đã chỉ ra nhiều điểm bất cập còn tồn tại sau hơn 3 năm triển khai Nghị quyết 42 như: Sự phối kết hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, nhiều vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo, khó khăn trong khâu định giá và thẩm định giá khoản nợ, thiếu vắng một thị trường mua bán nợ chính thức…

“Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc hội luật hóa Nghị quyết 42 trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan. Bởi nợ xấu là vấn đề liên tục, luôn hiện hữu của ngành ngân hàng. Hơn nữa, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nợ xấu đã và đang tăng cao. Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực chỉ trong hơn 1 năm nữa, sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian tới là rất lớn” – ông Lực nêu kiến nghị.

Còn theo luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, các quy định pháp luật đã có tác dụng rất tốt trong việc xử lý nợ xấu, tuy nhiên, chính sách vẫn có những điểm “xấu” nên cần phải hoàn thiện để bảo đảm việc xử lý nợ xấu nói chung của nền kinh tế và nợ xấu nói riêng của ngành ngân hàng tốt hơn.

Ông Trương Thanh Đức cũng đề xuất, cần tiếp tục kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42, nhưng tốt nhất là nâng lên thành luật và áp dụng cho đến khi nào hệ thống tòa án thực sự giải quyết được một cách nhanh chóng yêu cầu đòi nợ của ngân hàng. 

H.HƯƠNG

—————-

Đại đoàn kết (Kinh tế) 25-6-2021:

http://daidoanket.vn/luat-hoa-de-xu-ly-no-5655273.html

(121/806)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.413. "Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ...

"Nợ xấu ngân hàng tiếp tục bị che mờ nếu gia hạn Thông tư 02". (VNF)...

Trích dẫn 

3.967. Điều lưu tâm từ một phiên toà.

Điều lưu tâm từ một phiên toà. Ly hôn đã 5 năm, bỗng nhiên cách đây...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 235,513