2.793. Nợ xấu ngóng đợi luật

(KTĐT) – Đến 15/8/2022, Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội sẽ hết hiệu lực. Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật Xử lý nợ xấu để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD).

Nợ xấu cuối năm có thể lên tới 4,98% 

Nghị quyết 42 góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Trong tổng nợ xấu 425.400 tỷ đồng, số nợ xử lý theo Nghị quyết 42 lên tới 353.810 tỷ (chỉ riêng giai đoạn từ 15/8/2017 đến 30/4/2021). Đặc biệt, số nợ xấu được khách hàng tự nguyện trả nợ tăng mạnh với 130.100 tỷ đồng, chiếm 39,28%.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Điều này dẫn đến khả năng trả nợ của khách vay suy giảm. Theo đánh giá của NHNN, nợ xấu của các TCTD có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Việc kiểm soát tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD ở mức dưới 2% trong thời gian tới được coi là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng.

 NHNN kiến nghị cần có Luật xử lý nợ xấu (ảnh minh hoạ)

THẢO NGUYÊN

—————-

Kinh tế & Đô thị (Kinh tế) 29-7-2021:

https://kinhtedothi.vn/no-xau-ngong-doi-luat-429080.html

(88/1.318)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.910. Giải pháp nào để người dân "bình tĩnh"...

Giải pháp nào để người dân "bình tĩnh" với vàng? (CAND) - Dù liên...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,041