(CP) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, trả lời phỏng vấn trang Chính phủ về quy định mới vè dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Phát trong chương trình Chính phủ & Người dân, 6’ trên .
Chính phủ (Chính phủ & Người dân) 26-11-2019:
http://media.chinhphu.vn/video/quy-dinh-moi-ve-dich-vu-phu-tro-bao-hiem-12989
——————–
Kịch bản
Quy định mới về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
Thưa quý vị và các ban,
Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ sau: Có văn bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm; có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Đây là một trong những điểm mới trong Nghị định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Nhìn nhận về vấn đề này, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
Lời đầu tin xin trân trọng cảm ơn đã nhận lời mời tham gia cuộc phỏng vấn này!
- Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như có văn bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm; có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm. Từ góc độ chuyên môn, theo ông quy định này có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
- Nghị định cũng quy định tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm. Cụ thể, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về những tiêu chuẩn này?
- Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm và tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Ông lý giải như thế nào về quy định này?
- Thưa ông việc bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý Luật Kinh doanh bảo hiểm, cụ thể là những quy định mới về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm lần này có ý nghĩa như thế trong việc mở cửa thị trường bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, giảm thiểu rủi ro, đặc biệt để thực thi có hiệu quả cam kết quốc tế về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)?
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn ông!