2.834. Ngăn chặn nạn đòi nợ kiểu “khủng bố”: Thực hiện quy định có khả thi?

(DV) – Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ… Đây là những nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 18/2019 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, sửa bổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016 quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (CTTC).

Dẹp nạn đòi nợ “khủng bố”

Theo quy định tại Thông tư số 18, CTTC phải niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của CTTC khung lãi suất cho vay tiêu dùng, các loại phí, phương pháp tính lãi. CTTC phải có các hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng.

Nhân viên một công ty tài chính tư vấn cho khách hàng về khoản tay tiêu dùng  (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Đồng thời, quy định, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Trong đó, số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 đến 21 giờ.

CTTC không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho CTTC, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật…

Về quy định này, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, giới phân tích về tài chính – tiền tệ cho rằng, đây không chỉ là quy định phù hợp với bối cảnh “cho vay thả ga, đòi nợ khủng bố” diễn ra trong thời gian vừa qua mà đây còn là những quy định đáp ứng thông lệ quốc tế.

Thực tế, trong thời gian vừa qua, cho vay tiêu dùng của các CTTC trong nước diễn ra phức tạp và phát sinh nhiều biến tướng tiêu cực. Đặc biệt, số lượng người than phiền bị các CTTC “khủng bố” để đòi nợ rất nhiều. Điều đáng nói, không riêng gì các CTTC, ngay cả ngân hàng cũng vậy. Dù rằng người vay có lỗi khi không thanh toán đúng hạn, nhưng ngân hàng đòi nợ một cách khủng bố, đe dọa và trấn áp khiến cho người vay mất uy tín, ảnh hưởng cả đời sống kinh tế xã hội.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, về cơ bản gánh nặng vẫn đặt trên vai người dân. Giả sử CTTC có vi phạm, sai trái thì người dân phải quay phim chụp ảnh… để làm bằng chứng chứng minh. Lúc đó, người dân mới có quyền yêu cầu chấm dứt, bồi thường xin lỗi và xử phạt. 

Không chỉ đe dọa, trấn áp con nợ, các CTTC còn “khủng bố”… người thân, bạn bè của họ. Những hoạt động đòi nợ này không kể thứ Bảy, Chủ nhật; ngày hay đêm. Trung bình những người này phải nhận từ 20 – 30 cuộc, ít nhất cũng 10 cuộc gọi/ngày từ các CTTC khiến cho cuộc sống đảo lộn bởi các cuộc gọi đòi  nợ không phải của mình.

Chủ một doanh nghiệp ở TP.HCM phải đóng cửa công ty, không dám về nhà vì bị CTTC “khủng bố” bằng cách ném gạch đá, nằm vạ trong công ty để đòi nợ.  Hay như trường hợp của chị Trần V (Bình Thạnh, TP.HCM) còn bị một CTTC cho người đến đòi nợ kiểu xã hội đen, đòi chém, siết đồ vì “cục nợ”… không phải của mình.

Đặt câu hỏi về tính khả thi?

Đánh giá cao những quy định như không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ được NHNN quy định tại Thông tư 18 ban hành mới đây, song anh N.V.T (Hoài Đức, Hà Nội) – một người từng bị đe dọa đòi nợ của một CTTC trên địa bàn vẫn nghi ngại về tính thực tế của quy định này.

Quy định về tỷ trọng dư nợ giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ cho vay của công ty tài chính.

Anh T cho rằng, những người đi vay như anh là những người yếu thế, việc đứng ra để tố cáo hành vi đòi nợ vi phạm quy định là điều chưa bao giờ anh nghĩ đến. Anh T lo sợ, việc kiện cáo sẽ mất thời gian mà không biết kết quả như thế nào nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả anh và những người thân.

Trước đây, NHNN đã từng lên tiếng “cảnh báo” các ngân hàng, CTTC yêu cầu chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng, trong đó nghiêm cấm hành vi đòi nợ kiểu đe dọa, khủng bố khách hàng. Tuy nhiên, từ đó đến nay tình trạng này vẫn diễn ra và câu hỏi về tính khả thi của quy định này lại một lần nữa được đặt ra.

Về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, quy định để “vui” là chính, còn việc thực thi có hiệu quả hay không thì không chỉ phụ thuộc vào NHNN mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. “Không quy định thì không được, còn nếu quy định mà thực thi triển khai như thế nào thì việc đó không phải là của NHNN mà là của chính quyền, công an và người dân… Đây là bài toán khó trong thực thi pháp luật – vấn đề mà Việt Nam luôn phải đối mặt. Tuy nhiên, có quy định còn hơn không” – ông Đức đề cập.

Vị luật sư cũng chỉ ra rằng, về cơ bản gánh nặng vẫn đặt trên vai người dân. Giả sử CTTC có vi phạm, sai trái thì người dân phải quay phim chụp ảnh… để làm bằng chứng chứng minh. Lúc đó, người dân mới có quyền yêu cầu chấm dứt, bồi thường xin lỗi và xử phạt.

Cũng có quan điểm cho rằng, dù chưa thể khẳng định tính khả thi của Thông tư 18 nhưng việc đưa ra quy định là cần thiết. “Tuy nhiên, vấn đề hiện nay của chúng ta là quy định, luật lệ nhiều nhưng thực thi quá lỏng lẻo, xử lý không nghiêm. Dẫn tới tình trạng nhiều quy định nhưng không thực hiện được. Khi nào chúng ta giải quyết được tất cả những vấn đề này thì những chính sách này mới thực sự đi vào thực tiễn” – một chuyên gia tài chính khuyến nghị.

——————

Dân Việt (Pháp luật) 03-12-2019:

Ngăn chặn nạn đòi nợ kiểu “khủng bố”: Thực hiện quy định có khả thi? (danviet.vn)

(336/1.312)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

433. Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của...

Bình luận về Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp Tham luận Hội...

Phỏng vấn 

4.392. Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao.

Bẫy nạn nhân với 'miếng mồi' lãi suất cao. (TT) - Vụ GFDI ở Đà Nẵng...

Trích dẫn 

3.908. Truy quét hàng giả cuối năm.

Truy quét hàng giả cuối năm. (NLĐ) - Các cơ quan chức năng sẽ tập trung...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 232,029