(NDTV) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luậ ANVI, Trọng tài viên VIAC tham gia đối thoại trong Chương trình Luận đàm 30’, Truyền hình Nhân Dân ngày 21-12-2019.
Truyền hình Nhân Dân (Luận đàm) 21-12-2019:
https://m.nhandantv.vn/lam-the-nao-de-tranh-gian-lan-va-lua…
———-
Đăng FB 31-12-2019:
Lừa đảo chảo chớp.
Trải qua 22 năm từ ngày có Internet, xét thấy lừa đảo qua mạng ngày càng khét lèn lẹt.
Nhiều khi thấy kiểu gì cũng chết, dù đã biết khá rõ, vì thủ đoạn lừa đảo biến hoá quá tinh sờ vi.
Làm thế nào để tránh gian lận & lừa đảo qua mạng? Phải biết, phải né, phải quen & phải quên thôi.
Nhân Dân TV, Luận đàm 21-12-2019 (30’):
https://m.nhandantv.vn/lam-the-nao-de-tranh-gian-lan-va-lua…
! Mỗi ngày 1 luật !
————
Kịch bản
TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN
| KỊCH BẢN Chương trình: “LUẬN ĐÀM” | –Mã số: 01-KBTS/THND -Ngày hiệu lực: 01-2-2015 -Lần sửa đổi: 02 |
-Tên tác phẩm: Làm thế nào để tránh gian lận và lừa đảo qua mạng? -Nguồn: Sản xuất mới -Đầu mũ: LUẬN ĐÀM -Thể loại: Tọa đàm Trường quay loại 1 (30 phút) -Thời lượng:30 phút | -Kịch bản: -Đọc dưới hình: -Dẫn CT:PGS,TS. Đinh Thúy Hằng -Kỹ thuật dựng: Hoàng Huy -Biên tập: |
Đơn vị sản xuất: CHƯƠNG TRÌNH DO BAN GIÁM ĐỐC TRỰC TIẾP CHỈ ĐẠO
TT | Nội dung | Hình ảnh | Thời lượng | GHI CHÚ |
Hình hiệu chương trình | 20” | |||
1 | Trường quay MC: (PGS,TS Đinh Thúy Hằng) dẫn đầu: Thưa quý vị và các bạn, Đã 22 năm kể từ khi Internet có mặt ở Việt Nam. Cùng với quãng thời gian đó, thói quen trong cuộc sống của người Việt cũng thay đổi theo từng bước phát triển của hệ thống mạng toàn cầu này. Ngày nay, sự tiện lợi của Internet di động và mạng xã hội cũng kéo theo sự thay đổi trong hành vi của người dân không chỉ ở các đô thị mà còn phổ cập dần về cả vùng nông thôn. Lẽ tất nhiên, khi hình thái giao tiếp này song hành cùng đời sống hàng ngày thì những thói hư tật xấu, những tệ nạn và tội phạm cũng sẽ nảy sinh ở trong đó. Gần đây, chúng ta luôn nhận được các thông tin về lừa đảo trên mạng với quy mô, hậu quả ngày càng lớn. Và hôm nay để thảo luận về cách nhận diện cũng như tìm những giải pháp phòng tránh cho loại hình tội phạm mới này, chúng tôi có mời đến trường quay 2 vị khách mời. Xin trân trọng giới thiệu: – Dự kiến: Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI – Dự kiến: Ông Nguyễn Minh Đức, CEO Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar, Chuyên gia An ninh mạng Xin cảm ơn 2 vị khách mời đã đến tham dự buổi tọa đàm tại trường quay của Truyền hình Nhân Dân ngày hôm nay. Trước hết mời quí vị và các bạn theo dõi phóng sự. | |||
2 | Clip Nửa cuối những năm 2010, cùng với sự phát triển công nghệ của thế giới, giá thành một chiếc smartphone và dịch vụ internet di động tại Việt Nam ngày càng rẻ, trở thành một sản phẩm bình dân ai cũng có thể mua được. Sự tiện lợi của đường truyền tín hiệu không dây cũng như nở rộ các dịch vụ mạng xã hội, sàn giao dịch trực tuyến khiến thói quen tìm kiếm thông tin, giao tiếp, mua sắm của người dân thay đổi. Sự thu hút của các mạng xã hội là rất khó để người dùng chống cưỡng lại, nhất là khi được dùng hoàn toàn miễn phí. Ngày nay, Google, Facebook, Gmail đã trở thành một thứ không thể thiếu trong cuộc sống nhiều người ở nước ta. Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Còn theo báo cáo Social Media Stats cho biết: tính đến tháng 5/2019 Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng Facebook, 13% người dùng Twitter, 12,81% sử dụng YouTube, con số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục gia tăng từng ngày và không dừng lại trong những năm tới. Nhưng, để đánh đổi lại việc được dùng các dịch vụ miễn phí, người dùng phải cung cấp thông tin cá nhân khi đăng ký và đồng ý để các mạng này sử dụng các thông tin đó. Cũng từ đây, những hình thức lừa đảo tận dụng môi trường giao tiếp mới này cũng xuất hiện nhanh chóng. Mạng xã hội là nơi lý tưởng để những kẻ lừa đảo săn tìm con mồi của mình. Thời gian vừa qua, khá nhiều người dùng Facebook trong nước, do sơ hở và dễ tin, cũng là nạn nhân của những kẻ lừa đảo ở cả trong nước và nước ngoài, về cả tình và tiền. Trên quy mô lớn hơn, các băng nhóm tội phạm có tổ chức sử dụng mạng xã hội làm phương thức liên lạc và trao đổi thông tin cũng như thực hiện các hành vi rửa tiền kín đáo khó bị phát hiện bởi cơ quan pháp luật. Nhiều doanh nghiệp, gia đình lãnh hậu quả vì nhân viên, người thân của họ thiếu cảnh giác đã sa vào bẫy lừa tinh vi của bọn tội phạm. Đó là những nguy cơ đối với người dùng cá nhân và các doanh nghiệp. Trên bình diện quốc gia, mối hiểm họa tiềm ẩn còn có những tác hại lớn lao hơn rất nhiều. Điều này đặt ra một cảnh báo cấp bách trong giai đoạn hiện nay. | Phát clip
| 2p30” | |
3 | Trường quay: MC: (PGS,TS Đinh Thúy Hằng) Vâng, thưa quý vị và các bạn, mặc dù trên các phương tiện truyền thông đại chúng có rất nhiều thông tin, cảnh báo về những vụ lừa đảo trên mạng internet nhưng tình trạng này vẫn âm thầm diễn ra và bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân. Vậy trước hết xin hỏi các vị khách mời: Đặt câu hỏi: 1- Cá nhân 2 vị khách mời có biết về những thông tin này không và đã bao giờ phải xử lý, tư vấn về một trường hợp nào đáng nhớ không? 2- Hiện nay, các hình thức lừa đảo trên mạng có thể khái quát chính là hoạt động dựa trên các mô hình như thế nào? Các đối tượng dựa vào những điểm sơ hở mấu chốt nào để có thể thực hiện hành vi của mình? (1. Lừa đảo bằng cách hack tài khoản trên mạng xã hội để giả danh; 2. Lừa đảo kiểu đưa ra dự đoán như cho trước kết quả xổ số; 3. Lừa người có tuổi thông báo con cháu của họ bị tai nạn tạo ra những tình huống như thật; 4. Lời đề nghị không thể từ chối đánh vào lòng tham; 5. Thư điện tử chứa Trojan, virus để ăn cắp thông tin trên thiết bị của người dùng; 6. Dịch vụ giao kèo giả: lập nên công ty giả để lừa cả người mua và người bán; 7. Phishing hiện là dạng lừa đảo trực tuyến phổ thông nhất bằng cách giả danh là tổ chức thực sự, các trang web giả mạo có giao diện giống y hệ như ngân hàng hay tổ chức tài chính thực sự để người dùng khai báo thông tin cá nhân) 3- Theo đánh giá về góc độ Luật pháp, thì những cách thức tiến hành lừa đảo trên có thể cấu thành loại tội phạm gì? Cơ sở để định danh tội phạm đối với từng mức độ của chúng sẽ là như thế nào? 4- Hiện nay chúng ta đã có Luật An ninh mạng mới được ban hành, với loại tội phạm này thì Luật An ninh mạng có những quy định gì góp phần kiểm soát, kiềm chế và ngăn chặn? Sự phối hợp với các bộ Luật khác như thế nào để xử lý khi có dấu hiệu tội phạm xảy ra? 5- Vậy vì sao cho đến nay tình trạng lừa đảo trên mạng vẫn phổ biến như vậy? Phải chăng có vướng mắc gì trong xử lý? Có kinh nghiệm gì chúng ta có thể học tập từ thế giới? 6- Cuối cùng, các vị khách mời có thể cho biết lời khuyên dành cho người dùng mạng hiện nay để có thể tự bảo vệ bản thân trước những chiêu trò lừa đảo? | Trường quay
Bàn luận
| 11’-13’
| |
5 | MC (PGS,TS Đinh Thúy Hằng) dẫn kết thúc lại vấn đề đã bàn luận: Thưa quý vị và các bạn, Rút ra thông điệp từ nội dung trả lời của 2 vị khách mời ( trong đó nhấn mạnh cần chủ động và trách nhiệm trong tổ chức triển khai Nghị quyết 50-NQ/TW…. ) Cảm ơn 2 vị khách mời. Cảm ơn quý vị và các bạn đã dành thời gian theo dõi. Xin hẹn gặp lại trong khung giờ này tuần sau. | 45”-60” |
BAN GIÁM ĐỐC CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH BIÊN TẬP VIÊN