(VOV2) – Vay 5 triệu đồng qua App nhưng phải trả có khi lên tới cả trăm triệu. Chuyện tưởng như đùa nhưng đang khiến rất nhiều người lâm vào cảnh nợ nần, tán gia bại sản, thậm chí là tự tử vì phải chịu lãi suất đến mức “cắt cổ”. Vì sao loại hình vay này lại nở rộ mà cơ quan chức năng lại chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để? Vấn đề này được đề cập trong “30 phút cùng VOV2”.
Tác Giả : Thu Hà
Luật sư Trương Thanh Đức, trao đổi trực tiếp trong Chương trình 16 phút cùng VOV2, 17 – 17h30 ngày 30-12-2019.
VOV2 (30 phút cùng VOV2) 30-12-2019:
————–
30 PHÚT CÙNG VOV2 (30/12): BẪY VAY TIỀN ONLINE
Dịp cuối năm, mỗi người có rất nhiều việc phải cần đến tiền để chi tiêu. Chính vì vậy, đây là cơ hội làm ăn rất tốt cho những đối tượng “cho vay nặng lãi”. Đặc biệt, hình thức cho vay online với thủ tục đơn giản luôn “hút khách”. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với bẫy vay tiền online.
Quý vị và các bạn đã từng biết hoặc có trải nghiệm thực tế về tình huống này, hãy gọi tới hotline 0243.826.5656 hoặc tương tác trên fanpage VOV2 Cuộc sống muôn màu để cùng bàn luận.
—————-
Kịch bản:
CHƯƠNG TRÌNH 30 PHÚT CÙNG VOV2
CHUYỆN HÔM NAY
Phát sóng: 17h00 PL 21h00 – VOV2 thứ hai30/12/2019
Thực hiện: Thu Hà
Tổ chức sản xuất:
Duyệt: Lãnh đạo phòng Lãnh đạo Ban
THỜI GIAN | NỘI DUNG | T ĐỘNG/ ÂM THANH/ Q. BÁ |
Nhạc TM Chuyện hôm nay 1. Hà: Thưa quý vị, xin được trân trọng giới thiệu với quý thính giả, khách mời cùng tham gia bàn luận với chúng ta ngày hôm nay là luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI. Khách mời: Chào giao lưu thính giả và MC…. 2. Hà: Thưa luật sư, thời gian vừa qua, điện thoại của tôi liên tục nhận được tin nhắn cho vay tiền. Ngay trên trang mạng xã hội cũng xuất hiện lời chào mời vay tiền với phương thức siêu dễ của hàng loạt ứng dụng cho vay online. Chỉ cần cung cấp số điện thoại và chứng minh nhân dân là người tiêu dùng dễ dàng vay được số tiền vài chục triệu đồng chỉ trong vài giờ. Số tiền vay không lớn nhưng vì sao ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu này của người dân, thưa luật sư? Khách mời trả lời: 3. Hà: Cũng vì tò mò, có lần tôi thử vay một gói nhỏ vài triệu đồng trên app, khi gọi điện hoặc làm thủ tục trên mạng thì báo lãi vừa phải,cũng tương đương vay ngân hàng, nhưng đến khi duyệt xong sẽ tính mức lãi khác, số tiền thực nhận cũng thấp hơn so với khoản vay ban đầu, với đủ các lý do như: trừ phí bổ sung, cộng thêm phí bảo hiểm…. Thực tế nếu vay ở ngân hàng, người đi vay có phải chịu các khoản phí này không, thưa ông? Khách mời trả lời: 4. Hà: Nhiều người cần tiền gấp, thấy vay dễ dãi thường ít để ý tới “cái bẫy” này, khi được giới thiệu vay qua nhiều app. Khi số tiền nợ ngày càng tăng lên, lãi mẹ đẻ lãi con mới vỡ lẽ ra mình rơi vào vòng xoáy khó thoát. Câu chuyện mà phóng viên chúng tôi ghi được phần nào phản ánh thực trạng này: Đọc phóng sự: 5. Hà: Vâng, thưa luật sư, thực tế pháp luật đã có quy định nào về việc cho vay qua các ứng dụng trên internet như các tổ chức hoạt động tín dụng chưa? Vì tôi thấy việc vay qua app rất dễ dàng chứ không có khó khăn như vay tiền qua ngân hàng? Khách mời trả lời: 6. Hà: Đầu tháng 11/2019, Bộ Công an đã triệt phá một nhóm người Trung Quốc cho vay nặng lãi trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam thông qua app. Nhóm này thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh, đại diện pháp luật công ty rồi tạo ra ứng dụng app cho vay tiền trực tuyến như Vaytocdo, Moreloan, VD online với lãi suất lên đến 1.600%/năm. Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4/2019 đến lúc bị phát hiện, nhóm này đã cho vay 100 tỷ đồng qua 3 ứng dụng trên, với khoảng 60.000 giao dịch. Điều này có thể thấy, chúng ta đang có lỗ hổng rất lớn về tài chính ngân hàng nên mới để xảy ra tình trạng người nước ngoài hoạt động tín dụng bất hợp pháp tại Việt Nam. Luật sư nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Khách mời trả lời: 7. Hà: Và cũng theo ước tính của các chuyên gia tài chính, quy mô tín dụng đen chiếm từ 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế với số tiền từ 400.000 đến 500.000 tỷ đồng. Trong khi đó, trước sự bùng nổ của tín dụng đen, cơ quan chức năng đã mở nhiều đợt truy quét, bắt được nhiều băng nhóm nhưng vì sao tình trạng này vẫn có cửa để hoạt động? Khách mời trả lời: 8. Hà: Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cho vay nặng lãi với mức lãi gấp 5 lần trở lên theo quy định có mức phạt tiền thấp nhất là 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Theo luật sư, mức phạt này đã đủ sức răn đe chưa? Khách mời trả lời: 9. Hà: Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, chúng ta có tới trên 75% số người dân không được tiếp cận với các kênh dịch vụ tài chính chính thức, dù có nhu cầu rất lớn về vay vốn. Đặc biệt các khoản vay tiêu dùng quy mô nhỏ hiện nay đang bị các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng bỏ qua. Đây đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho tín dụng đen. Trước sự tung hoành của các công ty cho vay trực tuyến và tín dụng đen, có người cho rằng, nên cho hình thức tín dụng này hoạt động, thế nhưng cũng cần phải xây dựng chính sách và kiểm soát chặt. Luật sư thấy ý kiến này như thế nào? Khách mời trả lời: 10. Hà: Thưa quý vị và các bạn! Để người dân không còn đau khổ, thậm chí tìm đến cái chết khi vay tiền qua app cũng như vay tiền của các cá nhân khác với lãi xuất “cắt cổ”, Nhà nước cần xử lý thật nghiêm các đối tượngtổ chức hoạt động tín dụng đen “núp bóng” sử dụng công nghệ để cho vay nặng lãi. Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát triển để thu hẹp tín dụng đen. Một lần nữa xin cám ơn luật sư Trương Thanh Đức – Công ty Luật ANVI đã tham gia cuộc trò chuyện hôm nay./. |
|
“Miếng đắng” khi vay tiền qua app
Đang ngồi lướt điện thoại, NVM ở huyện Gia Lâm, Hà Nội nhận được một đường link giới thiệu vay tiền online. Cần tiền nhưng lương chưa có, anh làm theo các yêu cầu của app, chụp hình chân dung, cung cấp số tài khoản nhận tiền, cho phép app thâm nhập vào danh bạ điện thoại, facebook… với yêu cầu vay 10 triệu đồng trong vòng 2 tuần. Chỉ ít phút sau, tài khoản của anh nhận được gần 8 triệu đồng, số tiền còn lại được giữ để trả phí và lãi. Và chuyện trả tiền, tăng lãi bắt đầu sau ít ngày:
Băng: Gần đến hẹn trả nợ, tôi liên tục nhận được các cuộc gọi điện thoại nhắc trả nợ. Chưa có tiền nên tôi được giới thiệu một app khác, vay tiền lớn hơn để trả nợ… Cứ như thế lại tiếp tục vay một app khác để trả app cũ. Sau 1 tháng, số tiền lên tới gần 50 triệu đồng.
Choáng váng vì số nợ tăng chóng mặt, anh M quyết định dừng lại không vay tiền của bất kỳ app nào khác, thế nhưng sự việc lại được đẩy lên cao:
Băng:Một trang facebook cắt ghép ảnh của tôi với nội dung “truy tìm đối tượng trốn nợ” rồi được gửi cho tất cả bạn bè trên facebook. Ra ngoài đường, đến công ty, ai cũng nhìn mình bằng ánh mắt khinh miệt vì trốn nợ.
Không có cách nào khác, anh M phải cầu cứu đến người thân, nhưng sự việc vẫn chưa hết:
Băng: Khi tôi trả thì tất cả lên tới 57 triệu đồng. Trả xong 2 ngày sau lại có người đòi nợ. Mình phải xác nhận, gửi đủ thứ thì mới yên. Còn face cũ của mình cũng bỏ, phải lập cái mới.
Về quê – cần tiền; Chuẩn bị mua sắm Tết càng cần đến tiền nhưng thu nhập thì hạn hẹp. Vậy nên nhiều người đành phải “nhắm mắt làm liều” để rồi hậu quả không biết gánh sao cho hết:
Băng: (Mình không trả, cho người đến ép bằng trả thì thôi. Cái loại ấy là mưa dầm thấm lâu, cái ấy mới là cái chết…)
(1 câu đe dọa của xã hội đen -Nổi nhạc mạnh